Vô tâm, vô giáo dục và… vô cùng lí tưởng

Lại những đứa trẻ cuồng và những người lớn phẫn nộ

Một kịch bản thú vị:

Sao Hàn đến Việt Nam

Fan Việt Nam hôn ghế sao Hàn, quỳ lạy ở sân bay, sụp khóc vì không gặp, dẫm đạp lên nhau để đến gần sao Hàn.

Người lớn bắt đầu những cuộc rì rầm, lắc đầu ngán ngẩm.

Sự phẫn nộ leo thang.

Lũ trẻ ngu xuẩn.
Lũ trẻ mê cuồng bấn loạn.

Lũ trẻ giàu có, sung sướng, rảnh rỗi thân xác quá, chưa bao giờ khóc thương cha mẹ nhưng sẵn nước mắt gào rú đau khổ vì không gặp sao Hàn.

Cái ghế thằng Bi Rain ngồi có khác gì ghế người khác ngồi. Sao phải quỳ xuống hôn hít…cái mông nó? (Xin lỗi anh Bi Rain)

Ở hai thế giới “lệch pha”

Thật kì quái. Hãy tưởng tượng thế giới của đám trẻ con thế này.

Chúng có 18 năm trong đời để được gọi là “trẻ con”. Với thời bi giờ thì hết khoảng 12 năm trong số đó chúng chơi với internet. Nhưng đó là “thế giới ngầm” của chúng. Cái thế giới thực mà chúng sống chung là gì?

Soundfest, với Big Bang – ảnh chôm của báo Thanh Niên

Đó là những ông bố bà mẹ có biết xài internet để làm ăn, để email, nhưng chẳng bao giờ tưởng tượng nổi thế giới internet ấy khổng lồ, ghê gớm và đầy quyền lực đến mức nào. Họ không thể biết con cái họ có thể học làm bánh, trang điểm, làm đồ chơi thủ công siêu đẹp qua internet. Họ không biết chúng có thể ngồi ôm đàn hát, post youtube và… trở thành ngôi sao qua mạng. Họ không biết chúng có thể biết về một thế giới… người lớn còn người lớn hơn cả họ. Đó là 1 thế giới không có giới hạn – trừ khi họ ngắt luôn mạng internet ở nhà và nhốt chúng vào 4 bức tường.

Ở trường, đám trẻ học cách tả con gà, tả cô giáo, học cách nói về  1 hành động tốt giúp bạn, học cách tả ngôi trường của nó. Lớn hơn một chút, chúng học Rừng Xà Nu, học Mảnh Trăng Cuối Rừng, học Đôi mắt “nhận đường” của Nam Cao. Chúng còn học về một cơ số các người hoàn hảo, linh hồn vĩ đại của thời đại, trái tim hi sinh cho nhân loại, anh hùng trẻ tuổi lao vào kho đạn…

Nhưng ở ngoài kia, thế giới “trên mạng” của những tâm hồn bé nhỏ đã phình ra đến vô cùng. 12 tuổi, chúng cầm điện thoại di động đi làm phim ngắn. 16 tuổi, chúng chơi trong những nhóm nhảy và vẽ tranh đường phố quen biết qua mạng.  18 tuổi, bước chân vào đại học, chúng nộp dự thi một bộ phim hoạt hình ghép từ những bức ảnh chụp liên tiếp.  Trong khi đó, ở trường, cô giáo vẫn mải mê giảng về cơ chế hoạt động của chiếc lò gạch và các phép cộng hóa học chúng chưa bao giờ thấy trong đời.

Cũng trong hai thế giới “lệch pha” đó, ông bố, bà mẹ, nhà tâm lí học, nhà báo vẫn đang bận lùm xùm trách móc, tranh luận trên mạng là có nên dạy giáo dục giới tính từ lớp 2 không? Có nên “vẽ đường cho hươu chạy” từ lớp 5 không? Chắc chắn phải có thầy cô tâm lí ở trường – nhà tâm lí và nhà giáo dục kết luận thế. Trong khi đó, 11 tuổi, có lẽ những cậu trai đã bắt đầu xem những đoạn phim “người lớn” trên trang lauxanh hoặc tha hồ thấy các hot girl, ca sĩ đua nhau lộ hàng, cởi quần, cởi áo trên mạng. Những cô bé gái chưa được mẹ dạy cách sử dụng băng vệ sinh đã kịp thấy việc cởi áo sơ mi để lộ áo ngực màu hồng hờ hững và chụp hình trên mạng thì sẽ được các bạn xem là hot girl xinh đẹp.

Vô tâm, vô giáo dục và… thích đạo đức

Đó là thế giới của người lớn. Những ông bố bà mẹ ra đường chụp giật, làm việc vô tâm, lừa lọc, đánh một người già lỡ va quẹt xe với mình, phây phây vượt đèn đỏ, hân hoan nâng li bia chúc tụng nhau khi mua được bằng thạc sĩ tiến sĩ giả….  Họ tự hào là họ đang nuôi nấng thế giới của những đứa trẻ chưa biết làm và vẫn còn há họng ăn nhờ cha mẹ.

Họ phẫn nộ gào lên “Chúng mày chưa khóc cha khóc mẹ nhưng đã đổ xô đi khóc thần tượng”. Họ la mắng lũ trẻ là sống vô nghĩa, không lí tưởng, không khao khát hành động, không yêu cuộc sống, phù phiếm, giả tạo, mê muội những ca sĩ, sao Hàn từ xa xôi ở đẩu ở đâu đến.

Họ gọi tên chúng là mù quáng.

Khi người lớn ko chịu hiểu những giọt nước mắt này, thì dù lũ trẻ có buồn thật, chúng cũng chỉ là đang khóc vì… cuồng. (Ảnh chôm từ trang web nào đó do google tìm ra :”>)

Những đứa trẻ thật mù quáng.

Chỉ có điều, vào ngày chúng nói rằng muốn xin tiền đi nghe thần tượng hát, họ dư thừa tiền nên ném ra cho chúng chơi. Bởi sao, tiền của họ kiếm bằng cuộc dẫm đạp lên người khác, dễ dàng và đơn giản quá, cho con chơi chút có sao? Họ vô tâm trước thế giới tâm hồn bí ẩn và cô đơn của chúng. Họ ngụp lặn bên tiền, cốc bia, quần áo, đồ hiệu. Có tiền vác về sắm sửa lên người đám con – âu cũng đã là khó nhọc lắm rồi. Thậm chí, có gia đình còn hoảng loạn không hiểu vì sao con mình tự tử, chỉ giải thích một câu duy nhất là “cháu ở nhà ngoan thế kia mà!” cho sự tiếc thương muộn mằn.

Vào ngày đi học, thầy cô chẳng dạy gì cho đám trẻ về sự tự tin của 1 con người, giá trị vô tiền khoáng hậu của chúng, sự kì diệu của thân thể và trái tim chúng. Họ bắt chúng chạy trên những sân thể thao hời hợt để kiếm 10 phẩy thể dục. Họ chửi bới, sỉ vả chúng vì cha mẹ chúng không đóng đủ tiền “quỹ hội hỗ trợ giáo dục”. Họ quay lưng và từ chối cách đứa trẻ miêu tả niềm hân hoan của chúng trước một điệu nhảy hip hop, trước những bức tranh tường của kẻ giang hồ ngoài phố. Những đứa trẻ chưa bao giờ dám nói rằng chúng thích được xem ngôi sao Hàn Quốc hát hơn là đứng đồng ca một cách ngoan ngoãn “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta…” Thầy cô từ chối những đứa trẻ tỏ ra dốt nát hơn bạn bè chúng – có nguy cơ biến thành nhân tố khiến họ không thể trở thành giáo viên giỏi cấp thành phố 5 năm liền.

Không ai cho chúng bày tỏ cảm xúc tự nhiên của ngày lớn lên, ngoài chính những đứa trẻ giống chúng….

Ngày hôm qua, có Soundfest, lại một cuộc dẫm đạp và hân hoan, nước mắt và sự say mê cuồng loạn. Muôn đời thì showbiz vẫn vậy, ngôi sao được lòng khán giả thì khán giả sẽ si mê lao theo. Nếu không ai gọi là ngôi sao? Có cái phim Mỹ, phim Nhật, phim Trung Quốc nào mà ca sĩ nổi tiếng xinh đẹp không được đám đông fan hâm mộ lao theo chưa?

Báo chí, người lớn, người già lại cao giọng tự hỏi “Tại sao phải cuồng?” “Hôn ghế thần tượng, thật quá đáng!”, “đám đông fan cuồng ngu ngốc!” – đại khái vậy. Rất tiếc năm nay tôi không đi Soundfest (nên viết bài này thật khiên cưỡng) nhưng năm ngoái khi đi nghe Bob Dylan hát, trong sân của RMIT thì tôi gặp một thế hệ những fan hâm mộ hơi già già một tẹo. Vâng, ban đầu thì họ ngồi xuống như dự một buổi cắm trại âm nhạc ngoài trời tao nhã. Sau khi anh Bob Dylan xuất hiện thì họ quăng hết tương ớt, vỏ hộp cá viên chiên, ly nước ngọt zô mặt người khác và lao lên sát gần sân khấu để nhìn anh Bob Dylan cho rõ mặt.

Đêm hôm đó toàn người già + người nước ngoài: cái đám người mà bi gờ người ta vẫn cao giọng bảo là đầy văn hóa và điềm tĩnh ấy. Và đêm hôm đó cái sân của RMIT rác trắng một trời, hộp đồ ăn vứt tứ tung, tương ớt tương cà nhoe nhoét hết tất cả cái sân. Anh Bob Dylan yêu quý của tui thì vẫn hát. Nhưng tui thì fải đứng dậy, bò ra chỗ khác đứng vì xung quanh đã đầy đồ ăn dính dớp dơ bẩn.

Vậy đó, đám đông thì vậy, hội âm nhạc nào chả thế. Đau lòng nhất là nếu như sân khấu hay khu vực khán đài bố trí có góc chết  thì thể nào trong cơn mê cuồng cũng có người bị dẫm đạp, bị thương, bị chết.

Nhưng mấy sự điên cuồng đó không phải 100% vì đó là đêm nhạ có SAO HÀN, sao TRUNG QUỐC, sao Mỹ gì hết nha. Và sự mê đắm cuồng loạn, “thiếu lý tưởng” (như 1 số người gọi tên) của đám trẻ thì không phải là lỗi do chúng.

Nếu thích đám trẻ sống lí tưởng, người lớn làm ơn cho tụi nhỏ 1 đám sao có ý nghĩa hơn là ngọn đuốc sống, anh hùng bắn xuyên táo, thiêu bàn tay zới lao động giỏi yêu tổ quốc đi. Đã đến thời của những con người lí tưởng chân thành với cuộc sống của mình và sống ý nghĩa nhất với bản thân, trái tim và linh hồn CỦA CHÍNH MÌNH – không phải là linh hồn đậu đại học, linh hồn đoạt giải nhất Văn cấp tỉnh hay linh hồn thần đồng đâu.

Khi người lớn từ chối giọt nước mắt của những đứa trẻ, thì đừng trách chúng sao sống không có lí tưởng!

Khải Đơn

46 bình luận về “Vô tâm, vô giáo dục và… vô cùng lí tưởng

Add yours

  1. Thật ra không phải cha mẹ nào cũng kiếm tiền bằng lừa lọc, dẫm đạp, mê đắm trong tiền và đồ hiệu. Mặc dù mình công nhận số đông là như thế.

    Mà những người đó thì biết gì đến những cảm xúc tinh tế của con trẻ (cũng là số ít nốt). Theo bạn quan sát, những bé thật sự tinh tế, đa cảm thì cha mẹ của họ cũng tinh tế, đầy yêu thương. Còn đám fan cuồng bất chấp mọi thứ làm những trò thô bỉ xấu mặt cả thần tượng của mình thì không cần phải nói tới ha.

    Nói chung là thích bài của bạn lắm đó. Bạn đã câu dc thêm 1 người theo dõi rùi đó :”>

    Thích

    1. Tôi nghĩ tác giả chưa đủ trải nghiệm để phán xét vấn đề này, nên quan điểm đưa ra có vẻ còn quy chụp và mang tính… nói lấy được. Tiếc bạn là phóng viên mà viết bài còn cảm tính và thiếu dẫn chứng quá!

      Thích

    2. nguỵ biện? theo bạn nghĩ thế nào là nguỵ biện? nói lên ý kiến cá nhân nhìn từ hai phía là nguỵ biện? hay là không ăn theo thói giả-tạo-và-đạo-đứa-giả kiểu như “băng hoại đạo đức vì hâm mộ thần tượng” hay “một hiện tượng xã hội đáng lo” là nguỵ biện?

      Thích

  2. Minh chua that su kiem chung duoc cai the gioi nguoi lon te hai ma ban noi nhu the nao nhung cai minh thay va minh nghi nhung nguoi moi vao doc thay dau tien la ban dang dung chu vo giao duc, dao duc gia…etc. de mo ta nhung nguoi dang tuoi cha me ban, do la diem thu nhat.

    Diem thu hai la, ban dang vo dua ca nam ma hoan toan khong co mot bang chung cu the xac thuc nao. Ban co nghi nhung nguoi ban dang miet thi kia, co the trong so do la nhung nguoi cha me do mo hoi soi nuoc mat di lam cho con cai co tuong lai, trong khi con cai chi quan tam den mot than tuong nao do xa lac xa lo tham chi khong co mot chut quan he? Hay trong so do co ca cha me ban? Minh khong biet, nhung cai minh thay rat ro la ban dang miet thi rat nhieu nguoi bang quan diem cuc doan va thieu suy nghi cua minh. Minh khong len an gioi tre vi tuoi tre se co nhieu sai sot. Chi noi rieng ve logic thong thuong, minh nghi ban chua du tuoi doi de len an cac bac phu huynh chu dung noi la miet thi ho. Mia mai la ban lai goi ho la vo giao duc…

    Diem thu ba, minh la nguoi rat tre nen minh hoan toan hieu duoc nhung co hoi tiem tang tren the gioi mang. Tat ca moi thu deu nam san sang o do. Dung, co rat nhieu thu ban co the hoc hoi duoc tren mang. Nhung cung nhu ban da noi, ngoai nhung thu bo ich ra con co muon hinh van trang nhung thu lech lac khac. Neu ban cho y kien cua minh la co hu va thieu thoi thuong. Ban co quyen tham khao them cac tai lieu giao duc con cai cua nhung dat nuoc nhu US, UK… Ho hoan toan khong censore nhung noi dung tren mang, nhung ban co biet da so cac bac phu huynh o nhung nuoc do cung han che con tre dung internet it nhat cho den mot do tuoi phu hop nao do? O dau cung co nguoi tot ke xau. Cai gi cung mang 2 mat tot va xau. Tot hay xau la do con nguoi. Sex khong co toi, sex khong xau. Nhung nhung dua tre vi thieu hieu biet nhung duoc tiep can qua som voi sex thi mang lai hau qua vo cung. Nhung nguoi lon lam dung sex ma mac toi moi la xau. Internet mang giao duc nhung Internet cung mang ca bao luc, sex, nhung tu tuong khong phu hop voi tuoi tre nhu phan biet chung toc, pho bien nhung tu tuong co hai.. etc. Internet khong hoan hao nhu ban nghi, nhung nguoi tre tuoi thanh cong nho Internet da it, nhung nguoi thuc su truong thanh nho Internet lai cang it hon. Nen nho noi tieng va giau co khong co nghia la truong thanh va thanh cong. 🙂 Theo minh nghi moi thu deu la tuong doi ca. Va lai ban quote su ton tai cua Internet de dung lam co so tranh luan cho van de cac ban tre Vietnam dien cuong vi sao Han Quoc la hoan toan khap khieng. Nhu comment tren da noi, do chi la nguy bien. Boi vi thu nhat khong phai ai trong so nhung fan cuong tre do cung thanh cong va phat trien nho Internet? Neu ban tranh luan la co, minh yeu cau ban chung minh “so dong” ma ban noi va nhung thanh cong cu the cua ho. Neu ban khong lam duoc, luan diem cua ban khong co gia tri. 🙂 Dieu nay cung co the ap dung nguoc lai voi quan diem cua ban ve “da so” cac bac phu huynh.

    Minh chi neu ra ba diem tuong doi noi bat nhat ma minh de y trong bai viet ma minh cho la ban da viet cung khong the noi la khong tam huyet. Tuy nhien, minh nghi day la mot cach nhin vo cung boc dong, phien dien va au tri. Minh khong can phai dung o vi tri mot nguoi len an so thich cua gioi tre hien nay tu dat nuoc Han Quoc, minh van co the len an cach suy nghi vo cung lech lac cua ban. Di nhien, nhung dieu ban noi khong han la sai su that, nhung noi mot cach chinh xac, nhung nhung su that do hoan toan khong the dung ap dung len so dong va do do khong the dung de lam luan cu cho lap luan cua ban duoc. Do that ra chi la quan diem cua rieng ban thong qua mot so khia canh vo cung tieu cuc cua xa hoi. Ban dung su tieu cuc nay cua xa hoi- khong phai la toan bo ban chat cua no- de bao ve mot khia canh tieu cuc khac: Vi xa hoi xau nen toi duoc quyen xau; lieu lap luan nhu the co that su tot khong? Day chi la vai dong suy nghi cua minh. Ban nen nho, ban den tu xa hoi nao, van hoa va nhung ai da giup ban lon len va hoc hoi. Truoc khi len an ban can phai that su co cach nhin khach quan, truong thanh, trung thuc va cong bang hon, de it nhat nguoi doc co the ton trong quan diem cua ban hay chinh ban that ban truoc. Cam on vi bai viet. 🙂

    Thích

  3. Bài viết nhìn theo hướng hơi khiên cưỡng quá. Đâu phải tất cả bố mẹ có con mê cuồng sao Hàn đều kiếm tiền phi nghĩa. Có chăng bởi họ vô tâm mà thôi. Họ đứng trong thế giới của người lớn với những toan tính cơm áo gạo tiền để soi xét mà quên đi rằng dù 18 tuổi con trẻ vẫn là trẻ con, vẫn có những suy nghĩ bồng bột, kiểu đám đông! Và việc chỉ trích, bôi nhọ kia chẳng hề có chút yêu thương trong đó.

    Thích

  4. 11. Hãy dừng lại, đừng đi hoang nữa!

    Hãy dừng lại, dừng lại những cuộc rong ruổi, những toan tính xa vời hay những mơ mộng viễn vong. Dừng lại không có nghĩa đang đi rồi dừng lại mà khi đi mình vẫn có thể dừng lại được. Dừng lại tâm bay nhảy, khó chịu, đòi hỏi, phán xét và kỳ thị, ngả nghiêng như con voi hoang. Vì mình chạy nên đi hoài, chạy hoài mà không thấy tới nhưng chỉ cần dừng lại, mình đang chạy nhưng đã tới rồi và điều đó giúp mình nhận ra, tại sao phải chạy đến mỏi gối chồn chân. Tận cùng của con đường là nghĩa địa, vậy chạy để đến nghĩa địa, cái đích cuối cùng của sự sống hay sao? Dừng lại để thấy cha mẹ còn sống, anh chị em vẫn khoẻ mạnh, bạn bè bằng hữu còn đây, còn chạy vùn vụt như tốc độ tàu điện ngầm, mọi thứ trôi qua nhanh, điều thân thương trên đường không được nhận thấy. Nhiều đôi vợ chồng sống chung rất lâu, vậy mà cứ luôn miệng nói không thể hiểu nhau. Có dành thời gian cho nhau đâu mà hiểu vì ai nấy cũng đều đang chạy trên con đường riêng của mình, và nếu có chung đường thì cả hai đều đeo mặt nạ, ngay cả một hơi thở cũng không thể cảm nhận về nhau. Đến lúc nhìn lại, mình bắt đầu đặt ra nhiều câu có điều kiện như “giá mà”, “chẳng lẽ”, “nếu”, “thật đáng tiếc”, “đáng lẽ” và ngồi than vãn sao dòng đời trôi qua quá nhanh. Khi còn trẻ, mình ỷ lại vào sức khỏe và bầu nhiệt huyết của mình, mình say sưa với đủ thứ trò chơi danh vọng, quên mất đến lúc nào đó sức cùng lực kiệt, muốn thay đổi thì đã muộn màng.

    Mình ơi, đừng đi hoang nữa. Đang ngồi đây, giữa biết bao người thân, vậy mà vẫn cô độc vì tâm mình đang đi hoang. Đứa con bỏ cha mẹ gia nhập băng đảng vì cha mẹ nó say sưa với trò chơi sự nghiệp và đứa trẻ bị cho là bỏ nhà đi hoang. Ở đây, mình không bỏ nhà đi, không tham gia băng đảng, không kết bè kết phái, mình vẫn ở nhà với cha mẹ, vẫn gặp gỡ bạn bè, nhưng thực ra mình đang đi hoang. Mình lang thang trong các thế giới ảo, ganh tỵ với người này người kia, tranh giành các quyền lợi không chính đáng và trở nên mệt mỏi. Cha mẹ ngồi trước mặt nhưng mình không thấy họ, màn hình máy vi tính che chắn mất gương mặt thân quen vì mình đang kiếm tìm những gương mặt mới. Về thôi, mình ơi. Về nhà đi thôi, về thăm mẹ thăm cha, thăm ông thăm bà, thăm từng cái cây ngọn cỏ, ngắm nhìn nụ cười trẻ thơ và uống một bát chè xanh. Về nhà mà thu xếp lại những bề bộn của cuộc đời. Về nhà để thăm mình, mình đi thăm mình đấy, thấy vui không. Bấy lâu mình đi hoang, xọ chỗ này, ngó chỗ kia nhiều quá, khu nhà của mình nấm mốc, dây leo mọc đầy, mái nhà đã dột gần hết, mưa rơi lả tả, lấm tấm trên nền đất loang lỗ những bụi bậm cuộc đời. Đó là ngôi nhà của tâm. Mình không chăm sóc cho tâm nên tâm bỏ mình đi như đứa con rời xa cha mẹ dù tuổi vẫn còn thơ ngây. Tâm có nhiều vết nứt, vết hoen ố nên hãy quay về, lau chùi, rửa sạch những bi kịch của cuộc đời. Cuộc đời này có bao lâu mà đi hoang, cha mẹ sống có bao lâu mà mình hững hờ, bạn bè bên nhau có bao lâu mà mình vội nói lời xa cách. Hãy bình yên, hãy yêu thương hết lòng trong giây phút này, đừng đi đâu nữa, đừng chạy nữa. Làm việc có thể theo tốc độ hỏa tiễn nhưng yêu thương hãy theo tốc độ của con ốc sên. Đi hoài đi mãi cũng phải biết dừng lại, không phải vì mỏi gối chồn chân, mà vì mình nhận ra rằng đứng yên vẫn có hạnh phúc. Mình đã tốn nhiều sức lực và tài sản phục vụ cho tiến trình đi hoang của mình trong khi dừng lại và đứng yên, không tốn sức và tiền của gì cả, mình lại có hạnh phúc, thậm chí gấp trăm ngàn lần và hương vị hết sức khác biệt. Thử đi, rồi sẽ biết.

    Sở dĩ mình đi hoang như vậy là vì mình không đủ khả năng hay không dám chấm dứt trong mình. Mình để cho những tâm hành bất thiện hành quân, dàn trận và tấn công mà không biết hoà giải, đối thoại, nhận diện, ôm ấp, chuyển hóa và chấm dứt đối đầu hay chiến tranh. Hãy kêu gọi hoà bình, tức là kêu gọi mình trở về. Mình đi công tác, đi chơi hay đi lạc lâu quá, đã đến lúc phải tìm đường quay về, về với mái nhà xưa, với tâm trong sáng thuở ban đầu. Còn nhỏ, mình nằm xuống hay mới 8-9 giờ là buồn ngủ và đi vào giấc ngủ rất nhanh, bây giờ ngược lại, mình bày đặt trăn trở, bày đặt mất ngủ. Điều gì làm cho mình mất ngủ vậy, một công việc, một nụ cười, một bon chen hay một bóng hồng nào? Mình bắt đầu bốc mùi khi khả năng chấm dứt cạn kiệt hay không còn nữa. Thông thường mình đòi hỏi người chấm dứt đối xử với mình thế này thế kia trong khi bản thân không thể chấm dứt được. Bàn tay có năm ngón nhưng cả năm ngón đều dùng để chỉ trỏ, có ngón nào quay về phía mình đâu. Chấm dứt tình trạng này ngay, tức là chấm dứt phán xét người khác, chấm dứt việc gây đau khổ cho người khác bằng cách chấm dứt trong mình, chấm dứt sự kỳ thị, đòi hỏi, ép buộc, bất đồng và cả tính quá đáng. Đúng như vậy, nhiều trường hợp mình quá đáng lắm như yêu cầu người khác đáp ứng những việc mà ngay cả bản thân cũng không làm được. Hãy kết thúc chuyện này đi vì nếu còn tiếp tục, mình đang xây dựng địa ngục và chế tạo năng lượng khó chịu cho chính mình. Người chưa kịp hả hê với tấn công này đã vội lên kế hoạch tấn công khác theo kiểu tấn công thị trường mục tiêu của chiến lược marketing. Mình gây đau đớn cho nhiều người quá mà mình không biết và nếu đem liệt kê ra thành danh sách, chắc tốn nhiều thời gian lắm. Chấm dứt ngay, đừng chần chờ lôi thôi, đừng đắn đo suy tính. Mình muốn được thương yêu và tôn trọng, người khác cũng muốn như vậy.

    Đừng làm khổ nhau nữa, đó là câu nói đầu môi. Hãy đối xử dễ thương với nhau, câu nói đầu môi khác nữa. Bên ngoài, nước này làm khổ nước kia, trong nhà, người này làm khổ người kia. Ấy vậy mà vẫn chưa bao giờ thấy đủ. Tính dễ thương có đầy, nhưng ban phát nó ra sao thấy khó lòng quá. Khi nhân duyên đủ, mình gặp gỡ người kia, niềm vui chưa tận hưởng, mình đã lên kế hoạch làm khổ nhau rồi. Lúc người ra đi, chỉ còn lại sự hối tiếc, thất vọng và đau đớn. Mình cứ nghĩ chính người mới làm khổ mình, còn mình thì vô tội, trong sáng, chẳng có vết nhơ nào. Đây là suy nghĩ ngây thơ như một đứa trẻ lên ba mà học đòi được chăm sóc. Mình đặt người thương vào hoàn cảnh của địa ngục, bóp chết người thương trong vòng tay ích kỷ hẹp hòi. Có những nỗi khổ không tên, và có tên nhưng dù thế nào nó cũng làm cho mình điêu đứng. Yêu thương mà phải xa cách, khổ. Đáng ghét mà phải gặp nhau, khổ. Mong cầu mà không được, khổ. Bị chê bai bị trách móc, khổ. Những nỗi khổ đầy dẫy trong thế gian, lôi kéo chúng sinh, tấn công chúng sinh ào ào như nước lũ. Chẳng qua vì mình không chấp nhận nổi các đối tượng, để cho ý niệm riêng lấn áp, nên phải khổ thôi. Đã nói rồi, mình xây địa ngục của chính mình mà và nói như vậy cũng phải hiểu, chỉ có mình mới đập tan địa ngục của mình. Thực tập bốn tâm vô lượng, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả, mình làm cho địa ngục hay đau khổ tan chảy, như người phụng sự, buông bỏ mọi mong cầu. Người biết yêu thương thì không làm khổ mình. Nếu khổ, mình thấy đau đớn, nhiều lúc muốn la hét vì chịu không nổi. Biết vậy, mình không bao giờ đan tâm đi gây khổ đau cho người khác. Trân quý hạnh phúc của mình thì cũng trân quý hạnh phúc của họ. Hãy tập tính kiên nhẫn, ban đầu họ chưa dễ thương vì chưa biết cách, còn mình biết cách thì hãy biểu hiện sự dễ thương trước đã. Tại sao phải chờ họ dễ thương thì mình mới dễ thương? Mình chưa bật đèn xanh, ai dám bật đèn xanh với mình.

    Kiếp trước do tạo nghiệp xấu người từng là vong linh, trả đủ nghiệp người tái sinh làm người nhưng nếu kiếp người sống không trọn vẹn thì kiếp sau lại làm vong linh tiếp. Sự tiếp nối liên tục làm mình lúc khổ lúc vui. Ngày xưa đi tu, một học trò tìm mọi cách ngăn cản tôi nhưng đã quyết tâm thì mọi phương cách cũng vô vọng. Giống như người hay chửi bới, nói móc nói nghiêng, nếu mình không nghe thì họ phải tự nghe lấy. Hoặc người khác làm khổ mình nhưng mình tỉnh bơ, đến lúc nào đó họ nhụt chí, tự động buông tha mình, hay họ sẽ hối hận. Để chắc chắn không tái sinh trong cảnh khổ, ngay hiện tại mình phải lo tu tập, vừa mới khởi niệm, mình bắt đầu có hạnh phúc rồi. Một số người nói, thực tập làm gì, miễn sao tôi sống tốt được rồi. Hỏi tới, sống tốt là sống thế nào? Trả lời, là không làm hại ai, đối xử tốt với mọi người. Hỏi tiếp, không làm hại ai là như thế nào? Trả lời, là vậy đó. Bế tắc, không trả lời thêm được nữa. Mình thường hay ăn nói chung chung để che lấp tình trạng lười biếng của mình. Ai hỏi thì phùng mang trợn mắt cho qua chuyện chứ thật ra chẳng biết hay chưa bao giờ sống tốt cả. Sống tốt tuy dễ mà khó, và nếu không chú ý, mình phạm sai lầm rất mau và dĩ nhiên có ai tự cho mình làm sai đâu. Làm người tốt thì khó nhưng làm người xấu thì dễ và thời buổi này người xấu thì nhiều, người tốt ẩn mình hết. Tôi bắt gặp và trò chuyện với nhiều người trẻ rất giỏi, họ biết buông bỏ những thú vui phi thời, lo cho gia đình, lo cho cộng đồng, lo cho xã hội. Khi hỏi vì sao họ lại như vậy, họ cười nhẹ nhàng và nói, thấy vui thì làm. Bên cạnh đó, không ít người trẻ chỉ biết hưởng thụ, học đòi làm ngôi sao, học đòi làm trung tâm vũ trụ hay học đòi chen chân lên đỉnh cao bằng mọi giá. Một khi không đạt được điều mong ước, họ thất vọng rồi tuyệt vọng, dấn thân vào thế giới ảo, đến lúc tỉnh ra thì đã đánh mất mình rồi.

    Muốn không tái sinh vào cõi âm hay những cảnh khổ, ngay giờ phút này, hãy thực tập mười hạnh lành. Ba hạnh thuộc về thân, bao gồm không sát sinh mà phóng sinh, không trộm cướp mà bố thí, không tà dâm mà đoan chính. Bốn hạnh thuộc về lời nói, bao gồm không nói dối mà nói thật, không nói lời chia rẽ mà nói lời hoà giải, không nói lời thô ác mà nói lời ôn hoà nhã nhặn, không nói lời thêu dệt mà nói lời chắc đúng. Ba hạnh thuộc về ý, bao gồm không có lòng tham lam bỏn xẻn mà sinh lòng rộng rãi bố thí, không có lòng hờn giận ganh ghét mà sinh lòng tuỳ hỷ xót thương, không có lòng si mê tà kiến mà sinh lòng sáng suốt nhận hiểu chân chính. Tôn trọng sinh mạng người, các loài động vật, khoáng vật, kể cả côn trùng và môi trường. Bất cứ ai cũng sợ chết và đau đớn khi bị tổn thương, vì vậy thực tập hạnh tôn trọng sinh mạng để tinh thần thư thái, nét mặt hiền hoà và giấc ngủ an lành. Quyền tư hữu cần được gìn giữ, tức là chấm dứt sự không cho mà lấy, dù của công hay của tư, nếu không được phép thì phải biết giữ mình trước tâm tham lam. Bảo vệ tiết hạnh của bản thân và người khác, là cách duy nhất bảo vệ hạnh phúc gia đình và mối quan hệ lành mạnh giữa người với người. Thực tập lời nói chân thật rất quan trọng vì lời nói có thể mang lại hoà bình mà cũng mang lại chiến tranh, nên ăn nói chánh niệm để xây dựng tình huynh đệ, hàn gắn nỗi khổ niềm đau, đem lại hoà giải và sự trung tín trong xã hội. Buông bỏ tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, mình đạt được tự do. Tự do đích thực là không dính mắc vào bất cứ điều gì vì còn dính mắc là còn tạo địa ngục, còn tạo khổ đau. Người hành mười hạnh lành rất đẹp, không phải đẹp dáng, đẹp danh, mà đẹp tâm hồn, đẹp nghiệp, đẹp tâm. Ít nhất mình không bị đoạ lạc vào cảnh khổ hay các đường ác đạo. Sống tốt là sống như vậy, thường xuyên rèn luyện trao dồi bản thân. Khi thực tập mười hạnh lành giỏi thì tiếp tục hành trì thêm nhiều hạnh khác nữa như hạnh bố thí, hạnh nhẫn nhục, hạnh lắng nghe và ái ngữ…

    Người sống tốt trước đã rồi mới giúp người khác, sau đó đến cõi âm. Cõi âm ngày nay bị lợi dụng rất nhiều, tức là lợi dụng sự khổ đau, đói khát, thiếu thốn của họ để gây đau khổ cho nhau. Phật giáo không đưa ra khái niệm cõi âm vì cõi các vong linh đang sống cũng là cõi đang sống song song với cõi dương mà thôi, nhưng vì thuận duyên chưa đủ nên chưa tái sinh làm người được. Người cõi âm không phải là người chết, họ vẫn đang sống, có điều họ ở hình dạng khác. Khi biết tu tập và trả đủ nghiệp, họ sẽ sinh về cõi người hay cõi trời. Người, động vật hay môi trường còn bị lợi dụng, nói chi đến các vong linh. Người thực tập tình thương không làm như vậy, mà biết yêu thương muôn loài, trong đó có vong linh, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhiều đời do không may mắn nên chưa siêu thoát được. Nhưng siêu thoát ở đây là gì? Là tiếp tục làm người, tu tập và giải thoát. Sinh về cõi gọi là Cực Lạc chưa chắc giải thoát vì nếu còn tạo nghiệp thì vẫn tiếp tục trả nghiệp, vẫn sinh tử luân hồi. Ý dẫn đầu trong việc tạo nghiệp hành động và lời nói. Vong linh đã khổ, người còn lợi dụng họ trong các mưu đồ bất chính, người chắc chắn tạo nghiệp xấu, hơn thế con đường siêu thoát của vong linh ngày càng xa vời. Nếu gieo điều ác cho kẻ khác, bản thân sẽ tự vướng lấy, ngược lại, chuyên làm điều thiện, các quả thiện sẽ phát khởi. Tung bụi vào trong gió bay ngược chiều hay nhổ nước miếng lên trời, bụi sẽ bay vào mắt mình hay nước miếng rơi xuống mặt mình. Cần phải tránh xa người ác, người chuyên lợi dụng vong linh để hãm hại người khác, đồng thời tha thứ cho việc làm sai trái của họ. Nhiều người căm ghét các đối tượng này, cho họ là kẻ thù và đau khổ chồng chất. Họ không phải là người xấu, chẳng qua họ chưa kịp tốt thôi. Biết yêu thương người mình cho là kẻ thù, nghiệp xấu của mình phần nào được hoá giải và thực tập tâm bao dung, độ lượng, đời sống sẽ thanh thản và tự do hơn nhiều.

    Thực tập tinh thần bất hại, trong đó không tham gia, không khuyến khích, không khen ngợi, không để cho các tình trạng có hại xảy ra. Bất hại không chỉ với mình mà còn bất hại với người khác. Bất hại với mình nhưng có hại với người khác thì cũng như không. Trồng rau cải có sâu, sử dụng thuốc trừ sâu, có lợi cho rau và sự trồng trọt của mình, nhưng giết hại sâu bọ, điều này cần phải tránh. Bắt sâu bọ đem bỏ nơi khác, đây không là cách tốt nhất, nhưng ít ra vẫn bảo vệ được sự sống các loài côn trùng. Côn trùng còn bảo vệ, huống chi động vật, vong linh hay đồng loại. Tinh thần bất hại trong mọi hoàn cảnh, tâm của bồ tát là thà hy sinh bản thân bảo vệ muôn loài, còn hơn bảo vệ bản thân mà hy sinh muôn loài. Tuy nhiên, vừa bảo vệ được bản thân, vừa bảo vệ được muôn loài, đây mới là cách tốt nhất. Có câu kệ như sau, Yêu thương hết muôn loài – Chuyển hóa những bi ai – Thành tình người rộng mở – Đời vẫn tươi đẹp hoài. Đúng như vậy, chuyển hóa những khổ đau, tình người sẽ thênh thang và đem tình người đó đến khắp mọi nơi, ai cũng được hưởng, ai cũng hạnh phúc.

    Thích

  5. Bai viet rat hay va toi rat thich nhung suy nghi cua ban,no giong nhu la mot bai giang ve luat nhan qua va thebgioi tam linh ma toi tung doc dau do.

    Thích

  6. Bạn nói có cái đúng chứ, tôi cũng từng tự hỏi sao người ta lại thần tượng quá mức như vậy?? nói chung cái gì quá sẽ gây hại

    Thích

  7. bài viết nêu một suy nghĩ khác 🙂 :). Tốt nhất là hai thế hệ nên tự kiểm điểm bản thân thôi chứ cứ đổ cho nhau mãi thì chả ai chịu nhận cái sai về mình cả đâu 🙂

    Thích

  8. SỐNG LÀ PHẢI CÓ MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG

    Để biết được mục đích của cuộc sống , trước hết ta phải quan sát cuộc sống thông qua kinh nghiệm và sự sáng suốt của mình . Sau đó , ta sẽ tự khám ph1 ra ý nghĩa chân thực của nó . Có thể có những sự chỉ dẫn , nhưng ta phải tạo những điều kiện cần thiết cho việc phát sinh sự nhận thức của chính mình .

    Có một vài điều kiện tiên quyết cần cho việc khám phá mục đích của cuộc sống . Trước hết ta phải hiểu về bản chất của cuộc sống con người . Tiếp đó , ta phải giữ cho tâm trạng tĩnh lặng và an lạc bằng cách tiếp nhận việc thực hành về tôn giáo. Khi những điều kiện này đã hội đủ , câu trả lời mà ta tìm kiếm sẽ tự nhiên đến như cơn mưa nhẹ dưới bầu trời .

    Hiểu biết vế bản chất của con người

    Con người có thể đủ thông minh để đáp lên mặt trăng và khám phá những điếu kỳ diệu trong vũ trụ . Nhưng người ta chưa tìm tòi vào những diễn biến trong nội tâm của chính mính . Người ta chưa tìm hiểu làm thế nào làm thế nào để cho tâm của họ được phát triển đến mức hoàn hảo nhất về những tiềm năng của nó , để cho bản chất đích thực của nó được hiển hiện .

    Cho đến bây giờ , con người vẫn được boa bọc trong lớp vỏ vô minh . Người ta họ thực sự là ai và điếu gì mong đợi họ . Như là một hệ quả , người ta hiểu sai mọi thứ và hành động theo sự tưởng tượng của mình . Phải chăng việc toàn thể nền văn minh loài người đang được xây dựng trên sự hiều lầm và điều này không thể hiểu được ? Việc thất bại trong việc hiểu đúng về sự hiện hữu khiến ta thừa nhận một bản ngã giả tạo đầy tự cao tự lợi và ngụy tạo những điều bản thân mình không có , hoặc không thể đạt tới được .

    Con người cần phải được nỗ lực để vượt qua sự cô minh này nhằm đạt được sự thực chứng và giác ngộ . Mọi bậc vĩ nhân đều được sinh ra từ bào thai như một con người bình thường , nhưng họ đã biết sống để trở thành người vĩ đại . Sự thực chứng và giác ngộ không thể được rát vào tâm thức con người như việc rót nước vào bể chứa được . Ngay đức Phật cũng đã phải rèn luyện tâm thức của Ngài để thấu hiểu được bản chất thực của cuộc sống con người .

    Con người có thể giác ngộ , thành một vị Phật , nếu con người thức tỉnh khỏi giấc mộng được tạo nên bởi chính sự vô minh của mình và trở nên chính thức hoàn toàn . Ta ý thức được rằng , những gì chúng ta có hôm nay là kết quả của vô số tư tưởng và hành vi được lặp đi lặp lại trong quá khứ . Người ta không phải là con người được tạo lập sẵn , mà là đang trong quá trình chuyển biến liên tục và luôn luôn thay đổi . Và nhờ vào đặc điểm của sự thay đổi này mà tương lai của ta được thiết lập , điều này có nghĩa rằng chúng ta có thể tạo lập nhân cách và số phận của mình nhờ sự kiểm soát hành động , lời nói và tư tưởng của bản thân . Thật vậy con người trở thành tư tưởng và hành động của mình chọn thể hiện . Con người là hoa trái cao nhất trong nấc thang của cây tiến hóa . Đấy là yếu tố giúp con người có thể hiểu được vị thế của mình trong tự nhiên và hiểu được ý nghĩa đích thực của cuộc sống .

    Hiểu biết về bản chất của cuộc sống

    Hầu hết mọi người đều không thích những sự thật của cuộc sống và thích ru ngủ bản thân họ trong nghĩa sai lầm của sự an toàn bởi mơ mộng và tưởng tượng . Họ nhận lầm hình bóng làm thực chất . Họ không hiểu là cuộc sống là không chắc thật , mà sự chết mới chắc thật . Một cách hiểu về cuộc sống là đối mặt và hiểu rằng cái chết không gì hơn là một sự kết thúc tạm bợ đối voi sự tồn tại tạm bợ . Tuy nhiên , nhiều người không muốn nghe ngay cả từ “chết”. Họ quên rằng cái chết sẽ đến, dù họ thích hay không . Suy tư về cái chết với một tâm lý đúng đắn có thể mang đến cho người ta sự khích lệ và bình tĩnh cũng như sự thấu hiểu về bản chất của cuộc sống .

    Bên cạnh sự hiểu biết về cái chết , ta cần có một sự hiểu biết đầy đủ hơn về cuộc sống của ta . Ta đang sống một cuộc sống không luôn diễn tiến một cách êm ả như ta mong muốn . Ta thường đối diện với những khó khăn trở ngại . Ta không nên lo ngại về chúng , bởi vì sự trải nghiệm về bản chất thật của những khó khăn , trở ngại ấy có thể đem đến cho chúng ta sự thấu hiểu sâu sắc hơn về sự sống . Hạnh phúc trần thế với những giàu sang xa hoa và địa vị đáng kính trong xã hội , mà hầu hết mọi người tìm cầu chỉ là ảo ảnh . Thực tế về sự tiêu thụ thuốc ngủ , thuốc an thần , số người có mặt trong bệnh viện tâm thần và tỷ lệ tự tử ngày càng tăng tỷ lệ với sự tiến bộ và vật chất hiện đại đủ minh chứng rằng chúng ta cần phải vượt lên trên những lạc thú vật chất trần tục để tìm đến hạnh phúc chân thật .

    Nhu cầu về tôn giáo

    Để hiểu mục đích thật sự của cuộc sống , ta nên chọn và tuân theo một hệ thống đạo đức ngăn cản thực hiện những hành vi xấu , khuyến khích ta làm điều thiện , và cho phép ta thanh tịnh tâm mình . Để cho đơn giản , ta sẽ gọi hẹ thống náy là ‘tôn giáo’.

    Tôn giáo là một sự thể hiện về sự phấn đấu của con người : đấy là sức mạnh vĩ đại nhất dẫn con người đến sự hoàn thiện bản thân . Nó có sức mạnh chuyển hóa con người với những phẩm chất tiêu cực thành những người có phẩm chất tốt . Nó chuyển sự thấp hèn thành cao quý , sự ích kỷ thành không ích kỷ , tự hào thành khiêm tốn , kiêu căng thành nhẫn nại , tham lam thành rộng lượng , thô lỗ thành tế nhị , chủ quan thánh khách quan . Nói theo nghĩa tương đối , mọi tôn giáo đếu hướng đến một bình diện cao hơn của sự sống . Từ thới xa xưa nhất , tôn giáo đã là nguồn cảm hứng nghệ thuật và văn hóa của nhân loại .

    Mặc dầu nhiều hình thức tôn giáo xuất hiện trong suốt chiều dài của lịch sử , nay đã không còn và bị quên lãng , trong thời gian hiện hữu của nó mỗi tôn giáo đã có những đóng góp nhất định vào sự tiến độ chung của nhân loại . Thiên Chúa giáo đã làm cho Phương Tây trở nên văn minh , và ảnh hưởng suy yếu của nó đã đánh dấu xu hướng đi xuống của tinh thần phương Tây . Phật giáo vốn mang lại sự văn minh cho phần lớn xã hội phương Đông trước đây khá lâu , vẫn còn là một nguồn lực sống động , và trong thời đại trí thức khoa học này , có nhiều khả năng phát triển và tăng cường ảnh hưởng . Dù xét ở khía cạnh nào đi nữa ,Phật giáo cũng không hề mâu thuẫn với tri thức hiện đại mà còn bao hàm và vượt trội hơn tất cả những tri thức đó với một cáh thức mà không một hệ thống tư tưởng nào khác có thể làm được trong quá khứ cũng như trong tương lai . Người phương Tây tìm cách chinh phục vũ trụ cho những mục đích vật chất . Phật giáo và Triết học phương Đông cố gắng đạt đến sự hài hòa với tự nhiên và đề cao sự thỏa mãn tâm linh

    Tôn giáo dạy cho con người cách làm dịu các cảm giác và khiến cho tâm thức an lạc . Bí quyết của việc làm dịu các cảm giác là diệt trừ sự ham muốn vốn là gốc rễ của mọi đau khổ . Điều rất quan trọng đồi với con người là có được sự hài lòng . Kẻ càng khao khát tài sản thì kẻ đó càng đau khổ . Tài sản không đem lại hạnh phúc đến cho con người . Rất nhiều kẻ giàu có lớn trên thế giới ngày nay đều đang chịu khổ đau với vô số những vấn đề cả về tinh thần lẫn vật chất .Với tất cả tiền bạc đang có , họ vẫn không thể nào mua được một giải pháp cho những bản thân của bản thân . Thế mà có những người nghèo nhất đã tu tập để có được sự hài lòng vẫn có thể tận hưởng cuộc sống , hơn hẵn những người giàu có nhất có thể hưởng . Như bài kệ sau :

    Ai kia đã có nhiều

    Lòng vẫn đầy ham muốn

    Tôi đây tuy có ít

    Nhưng lòng không mong cầu

    Dù có nhiều hơn nữa

    Họ vẫn mãi nghèo thiếu

    Với một ít tài sản

    Tôi vẫn thấy giàu sang

    Họ nghèo tôi giàu có

    Họ xin tôi bố thí

    Họ túng thiếu, tôi đủ

    Họ héo mòn tôi sống

    Tiềm kiếm một mục đích trong cuộc đời

    Mục đích trong cuộc đời thay đổi tùy theo mỗi cá nhân . Một họa sĩ có thể nhắm đến việc vẽ một kiệt tác sống mãi sau khi anh ta đã qua đời . Một nhà khoa học có thể mong muốn khám phá một hiện tượng mới , xây dựng một học thuyết mới , hoặc phát minh một loại máy móc mới . Một chính trị gia có thể ước muốn trở thành thủ tướng hay tổng thống . Một nhà quản trị trẻ có thể nhắm đến việc trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty đa quốc gia . Khi được hỏi tại sao họ nhắm đến những điều đó, người họa sĩ , nhà khoa học , người chình trị gia và nhà quản trị trẻ đều sẽ trả lời rằng việc thành tựu những việc ấy sẽ đem đến cho họ một mục đích trong cuộc sống và khiến họ hạnh phúc . Nhưng phải chăng những thành tựu đó sẽ mang lại hạnh phúc lâu dài ? Mọi người đều nhắm đến hạnh phúc trong cuộc sống , nhưng họ đau khổ hơn trong quá trình đó . “ Giá trị của cuộc đời không nằm ở khoảng thời gian của những ngày , nhưng trong sự hưởng dụng mà ta làm ra chúng . Người ta có thể sống thọ mà chẳng giúp ích gì cho ai và như thế đã sống rất ít ”.

    Nhận thức rõ về hiện thực của cuộc sống

    Khi chúng ta nhận rõ ra bản chất của cuộc sống ( được đặc tả bởi những sự bất mãn , sự thay đổi và tính không tự thể ) cũng như bản chất của lòng tham muốn và những phương tiện để thỏa mãn lòng ham muốn đó , thì chúng ta có thể hiểu được tại sao hạnh phúc mà nhiều người tìm kiếm một cách cuồng dại lại quá khó nắm bắt , hệt như dùng tay chộp lấy ánh trăng . Họ cố gắng tạo dựng hạnh phúc bằng cách tích lũy . Khi họ không thành công trong việc tích lũy tài sản , giành lấy địa vị ,quyền lực , danh dự và trong việc tỏa mản thú vui nhục dục , họ héo mòn và đau khổ trong sự ghen tức với những kẻ thành công trong việc đạt được những thứ ấy . Họ cũng vẫn khổ đau vì lúc ấy họ lo sợ bị mất đi những gì họ giành được hoặc là họ muốn giàu hơn, có địa vị cao hơn , có nhiều quyền lực hơn , nhiều khaoi1 lạc hơn . Những mong muốn của họ dường như lhong6 bao giớ chán . Đây là lý do tại sao sự hiểu biết về cuộc sống lại quan trọng hơn khiến ta đừng lãng phí quá nhiều thời gian làm những chuyện không thể làm được . Đây chính là lúc mà sự tiếp nhận một tôn giáo trở nên quan trọng vì nó khuyến khích sự bắng lòng và thúc đẩy người ta hướng lên trên những nhu cầu về xác thịt và bản ngã của họ . Trong một tôn giáo như Phật giáo , người ta được nhắc nhở rằng họ là kẻ thừa tự nghiệp và là người chủ vận mệnh của họ . Để đạt được niềm hạnh phúc lớn hơn , ta phải sẵn sàng từ bỏ những thú vui tạm bợ . Đối với một người không tin vào sự sống sau khi chết , thì điều đó vẫn đủ để hướng người ấy đến một cuộc sống tốt đẹp và cao thượng trên thế gian này , tận hưởng niềm an bình và hạnh phúc của cuộc sống ngay bây giờ và ở đây , cũng như việc thực hiện những hành động đem lại hạnh phúc và lợi ích cho người khác . Hướng đến một đời sống tích cực và lành mạnh như thế trong giới này và tạo dựng hạnh phúc cho mình và người là điều tốt hơn nhiều so với đời sống vị kỷ , chỉ cốt để thỏa mãn những tham muốn và bản ngã của mình . Nếu ta không biết cách sống hướng đến những hy vọng của người khác làm sao chúng ta có thể trông đợi người khác hướng theo những trông đợi của ta ? Tuy nhiên , nếu một người tin vào đời sống sau khi chết , thì theo luật nghiệp báo , sự tái sinh sẽ diễn ra tùy thuộc vào phẩm chất của những hành vi của người đó . Một người đã từng làm nhiều việc thiện thì có thể được sinh vào những nơi thuận tiện , nơi đó , người ấy tận hưởng sự giàu có và thành công , sắc đẹp và khỏe mạnh , và gặp được những vị thiện hữu trí thức cùng với những vị thầy giỏi . Những hành vi tốt cũng có thể đưa đến sự tái sanh ở những cõi trời và những cảnh giới tốt đẹp . Trong khi đó những hành vi xấu , sẽ dẫn tới việc tái sinh vào những cảnh giới đau khổ . Khi một người đã hiểu luật nghiệp báo , người ấy sẽ cố gắng kềm chế việc thực hiện những hành động xấu , và cố gắng để trau dồi những việc thiện . Làm như thế , người ấy đạt được những lợi ích không chỉ trong kiếp này mà còn trong nhiều kiếp sống về sau nữa .

    Khi hiểu về bản chất của đời sống con người , một số nhận thức quan trọng sẽ sinh khởi . Ta nhận thấy được rằng không giống như viên đá hay tảng đá , con người sở hữu tiềm năng bẩm sinh để trưởng dưỡng trí tuệ từ bi và sự tỉnh thức – và được chuyển hóa bởi sự tự phát triển và trưởng thành này . ta cũng hiểu được rằng được sinh ra làm thân người là điều không phải dễ , đặc biệt là người có cơ hội để nghe Phật pháp . Hơn nữa , ta cũng ý thức rõ rằng cuộc sống là vô thường và vì thế ta nên cố gắng thực hành Chánh pháp khi ta còn đủ điều kiện để làm việc đó . Ta cũng nhận thức rằng sự thực hành Chánh pháp là quá trình rèn luyện cả đời cho phép ta thoát khỏi những khả năng thực sự bị giam hãm trong tâm thức bởi vô minh và tham ái . Để trãi nghiệm những lạc thú trần thế phải có những đối tượng và đồng sự ngoại giới nhưng để đạt tới hạnh phc1 của tâm thức ta không cần đến các đối tượng bên ngoài .

    Dựa vào những nhận thức và hiểu biết này , ta sẽ cố gắng ý thức hơn về những điều ta suy nghĩ , nói năng và hành động . Ta sẽ cân nhắc xem những tư tưởng , ngôn ngữ và hành động của ta có hữu ích hay không , có dược thực hiện bởi tâm từ và đem lại những ảnh hưởng tích cực cho ta và cho tha nhân hay không . Ta sẽ nhận ra được giá trị đích thực của việc tu tập theo phương pháp chuyển hóa tự ngã một cách triệt để , được các Phật tử gọi là Bát chánh đạo . Con dường này có thể giúp con người phát triển sức mạnh đạo đức của bản thân ( giới ) thông qua việc hạn chế những hành vi tiêu cực và sự rèn luyện phẩm chất tích cực , có lợi cho sự trưởng thành của cá nhân, tâm thức và tâm linh . Hơn nữa , Bát chánh đạo còn chứa đựng nhiều kỹ thuật mà ta có thể áp dụng để tịnh hóa tư tưởng , mở rộng năng lực tâm thức , và đem đến sự thay đổi hoàn toàn hướng đến một nhân cách lành mạnh . Sự trau dồi tâm thức này có thể mở rộng và đào sâu vào tâm thức để đạt tới một sự hiểu biết sâu sắc hơn về đặc tính và bản chất của các hiện tượng , đời sống và vũ trụ . Nói một cách ngắn gọn , điều này dẫn đến sự trau dồi trí tuệ phát triển , tình yêu thương , lòng từ , thiện tâm , và niềm vui của ta cũng tăng trưởng . Con người sẽ có nhận thức rõ rệt hơn đối với mọi hình thức của sự sống và hiểu rõ hơn về những tư tưởng , cảm xúc , và động cơ của chính mình .

    Trong tiến trình tự chuyển hóa , ta sẽ không còn khao khát được sinh ra ở thiên giới như là một mục đích tối hậu trong cuộc sống . Ta sẽ đặt ra những mục đích cao hơn và noi theo gương của Đức Phật , người đã đến được đỉnh ca về sự hoàn hảo của loài người và đạt tới trạng thái không thể nghĩ bàn mà chúng ta gọi Giác-ngộ hay Niết-bàn . Chính là ở đây ta phát triển được một niềm tin sâu sắc vào Tam bảo và chấp nhận Đức Phật là mô hình tâm linh lý tưởng của mình . Ta sẽ cố gắng diệt trừ tham dục , phát triển trí tuệ và từ bi , và hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi sinh tử .

    Thích

  9. Nếu bạn bất mãn và cảm thấy cái thế giới người lớn xây ra là không được thì hãy tự mình tạo ra một thế giới OK theo cái khái niệm của bạn

    Hậu sinh khả úy =)) nhận ra những điểm bất hợp lí của thế hệ đi trước và sửa chữa nó chẳng phải là nghĩa vụ của chúng ta sao

    Thích

  10. Bạn Shinku bara

    Bạn nói:

    “Hậu sinh khả úy =)) nhận ra những điểm bất hợp lí của thế hệ đi trước và sửa chữa nó chẳng phải là nghĩa vụ của chúng ta sao”.

    Bạn ạ: Để nhận ra được những điểm mà bạn cho rằng bất hợp lý đó, thật không dễ chút nào như bạn nói vậy đâu.

    Bạn cần phải có một bộ trí óc siêu việt, mới có thể may ra biết được một chút những gì của người trước để lại.

    Theo bạn thì những gì mà bạn cho là bất hợp lý cần phải sửa đổi. Bạn đơn cử một vài thí dụ xem theo cái biết của bạn.

    “CÓ MỘT CÂU NÓI MÀ TÔI TÂM ĐẮC NHẤT ĐÓ LÀ : TRƯỚC KHI MUỐN THAY ĐỒI NGƯỜI KHÁC, TRƯỚC TIÊN BẠN PHẢI THAY ĐỔI TRƯỚC”, HOẶC BẠN KHÔNG THỂ THAY ĐỔI CẢ MỘT THẾ GIỚI NÀY KHI TÂM BẠN CÒN TRONG VÔ MINH.

    “MAI VĂN NHƯ” YOGA

    Thích

    1. Bạn có bị làm sao không đấy
      Tác giả bài viết chả chỉ rõ dùm bạn những nét bất hợp lí của thế hệ đi trước theo quan điểm của tác giả, và tôi cũng tin tác giả không phải là 1 bộ trí óc siêu việt cái gì gì đâu
      Đừng tự lảm nhảm những gì bạn thích mà tỏ ra thiếu tôn trọng bài viết của người khác như thế

      Trong mỗi thế hệ luôn có những cái được và chưa được, chính vì thế mới có cái khái niệm “chọn lọc, kế thừa, phát huy”

      Toi chẳng ưa gì cái cách hành xử điên khùng của một số bộ phận giới trẻ ngày nay, tôi chẳng thể giải thích được dẫu cho tôi sống cùng thời với họ, tôi thấy biết ơn tác giả khi thử đứng vào vị trí của họ để nói lên những suy nghĩ của “fan cuồng”…. để rồi sau tất cả tôi thấy mình may mắn vì đã được nhận quá nhiều tình yêu, sự quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường, may mắn vì bản thân không trở thành 1 người trong số họ ( những đứa trẻ yếu ớt được nuôi dưỡng trong sự vô tâm để rồi bản thân hoang mang lạc lối, tự tìm cách tránh để bản thân tổn thương bằng việc đi làm tổn thương cảm xúc của người khác- những người vô tâm với họ)

      Dĩ nhiên, nếu tôi có đủ trình độ viết lách, tôi muốn viết một bài viết dài một chút chia sẻ những gì tôi cảm nhận được ở người lớn nhưng lần này đứng trên lập trường người lớn một chút

      Thích

  11. Vâng, những người trẻ sống “lí tưởng chân thành với cuộc sống của mình và sống ý nghĩa nhất với bản thân, trái tim và linh hồn CỦA CHÍNH MÌNH”, đủ để biết trái tim, linh hồn, bản thân đó chứa đầy sự lệch lạc, ngu ngốc, lố bịch, toàn những thứ cặn bã thiếu i ốt. Sự cuồng của những kẻ đó đúng hơn là sự thể hiện ko coi trọng bản thân, tự hạ thấp mình
    Như lập luận của bạn, internet là người thầy, là sân chơi để họ đc học hỏi, hiểu biết những chân giá trị mà người lớn hay nhà trường ko giáo dục đc thì những gì chúng thể hiện ra chỉ chứng minh 1 điều thất vọng là chúng chỉ học được toàn những thứ cặn bã, vô nghĩa lệc lạc từ Internet mà thôi.

    Bạn viết hay nhưng bài viết đầy lỗi ngụy biện. Bạn chưa nhắc đến việc: qua đêm để có tiền mua vé, hôn vào cái ghê idol vừa đặt đít xuống… thì cũng cách thể hiện cái tôi, sống là chính mình sao? Hay là 1 sự lệch lạc, mù quáng, ngu dốt

    Thích

  12. mỗi người có một ý kiến khác nhau, có cách nhìn # nhau, điều mà tác giả nói trong bài báo cũng có cái đúng, nhưng cũng đừng vì vậy mà quá gay gắt đối với các bạn trẻ

    Thích

  13. Tôi nghĩ một trong những nguyên nhân là vì các bậc Cha Mẹ nuông chìu con quá mức, đã quên phải dạy con có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, với cuộc sống. Nhàn cư vi bất thiện! Và cũng có thể vì ngày nay người ta sống mà quên mất những giá trị đạo đức, trách nhiệm, nên giới trẻ học theo và “làm giỏi hơn”. Đó là suy nghĩ của cá nhân tôi mà thôi.

    Thích

    1. Đúng rồi đấy anh ạ, từ xưa các bậc phụ huynh của nước ta nói riêng và châu Á nói chung đã mang nặng tư tưởng ” cha mẹ đặt đâu, con ngồi ấy” nếu con cái có ý kiến gì thì gạt phắt đi theo kiểu ” đừng có cãi giả” ” có làm cha mẹ thì mới hiểu lòng cha mẹ” rất ít khi chịu mở lòng ra với con cái, cũng ít khi dành thời gian nghe con cái tâm sự,
      Thế hệ cha mẹ mình bây giờ con khớ khẩm ấy ( vì ít con) thế hệ ông bà mình đẻ cả chục đứa con, thời gian làm nuôi ăn còn chả đủ lấy đâu ra mà tâm sự với chả giáo dục
      Vì bây giờ đẻ ít con, ai cũng cưng như cưng trứng hứng như hứng hoa con của mình vô hình chung làm cho đứa bé cảm thấy nó quan trọng, Điều này giống như con dao hai lưỡi, với 1 số đứa việc gánh nên vai hai chữ ” quan trọng” đồng nghĩa với việc nó phải nỗ lực hơn để xứng đáng với hai chữ này, Sự nỗ lực quá mức( do sợ không thỏa mãn được kì vọng của người khác) + không có ai chia sẻ dẫn đến trạng thái trầm cảm và khi chúng tự mình cứu chúng bằng sự nông nổi của tuổi trẻ ( tự tử or xả stress = mấy thứ điên dại) … thế là đời chúng OVER
      Một số đứa khác lợi dụng vị trí quan trọng của mình để đòi hỏi, hưởng thụ nhưng lại chả bao giờ thèm quan tâm tới những thứ đó chui từ đâu ra, thêm nữa lại thêm những câu nói không được lịch sự lắm của cha mẹ chúng trong những lúc tức giận ( có thể là tức giận chúng hoặc có thể là tức giận với người ngoài) dẫn tới chúng đã hư nay còn hư thêm
      Hậu quả là…. thế nào thì ai cũng biết =))))

      Thích

  14. Bạn Khánh Toàn!
    Không phải là tôi bị “ngộ đạo Phật như bạn nghĩ vậy đâu? Chẳng qua là thấy bài này hay, có nhiều ý nghĩa cũng như ích lợi của nó cho các bạn trẻ ngày nay. Vì vậy tôi bổ xung thêm 2 bài nữa cho thêm phong phú vậy mà. Nếu bạn có nổi khùng lên vì những bài này thì cũng có người khen đấy bạn ạ. Cũng vì mỗi người có trình độ khác nhau, có ý thức khác nhau, có sự sáng suốt khác nhau nên mới có thái độ ứng xử khác nhau.

    “Mai văn Như” yoga

    Thích

    1. chỉ thấy bạn nói về đạo Phật như lên đồng vậy thôi, chẳng liên quan gì đến topic bài này cả—> lạc đề

      Thích

      1. Bạn ấy không ngộ đạo Phật đâu, bạn ấy ngộ Yoga thì đúng hơn ạ =)) đạo Phật đâu có dạy con người hành xử theo kiểu của bạn ấy, Nếu em không nhầm thì dù đạo gì cũng dạy con người ta tôn trọng người khác còn những gì bạn ấy ” bổ sung” quả thực làm em thắc mắc có thật bạn ấy tôn trọng chủ blog và những người comt khác không =)) hay đơn thuần chỉ mượn bài viết này để làm nơi dừng chân và thỏa mãn thể hiện cái sự ” cuồng” đạo của mình
        Việc đó vs việc giới trẻ cuồng Hàn cùng chả khác nhau là mấy đâu, dẫm đạp lên quyền được lựa chọn nghe hay không nghe của người khác, chỉ khăng khăng cho rằng ý kiến của mình + ý khiến của những người theo phe mình là đúng( với những người không theo phe của mình thì luận rất nhanh họ là bọn nhà quê ko biết gì ( vs mấy em trẻ xì tin) hoặc trình độ thấp, ý thưc thấp ( vs bạn ấy)
        em không biết cái vô cực ( mà bạn ấy viết tràn lan đại hải trong blog của bạn ấy là gì) vì khi em học toán khái niệm này đơn giản lắm, nhưng qua mấy comt của bạn ấy ở đây em biết chính xác khái niệm tiêu cực nó là thế nào

        Thích

  15. Bạn Khánh Toàn

    Có thể là ngay lúc bây giờ khi trình độ thẩm thấu một vấn đề nào đó của bạn còn bị hạn hẹp nên bạn nói như vậy. Nó liên quan nhiều đến giới trẻ hiện nay, trong đó có bạn đấy. Bạn suy nghĩ lại xem, có nhiều điều hay lắm đấy. À bạn nói lên đồng, nhưng mà bạn có biết như thế nào là lên đồng chăng? Hiện tượng như thế nào mới gọi là lên đồng, người lên đồng lúc đó cảm xúc như thế nào? Tôi hỏi vậy thôi chứ tôi biết chắc là bạn nói mà bạn chẳng biết như thế nào là lên đồng cả.

    Thích

  16. @Shinku bara: ừ mình nhầm lẫn, ngộ Yoga mới đúng :)). Mình cực kỳ like comment trên của bạn. Cũng chẳng định repy gì với bạn Mai Văn Như này nữa đâu vì những thể loại u mê bất hối như bạn ấy vô phương cứu chữa, ko thuốc nào trị được. Mình cũng chẳng đọc hết cái comment của bạn Mai Văn Như này nên chẳng biết những thứ bạn viết có liên quan gì đến topic này, chỉ đọc qua vài dòng đầu và suy luận ra ngay đây là 1 gã dở hơi. 1 người làm như vẻ ngộ đời lắm nhưng thực ra đến văn hóa ứng xử cũng ko có thì đâu fải gọi là người mẫn tuệ, nói như 1 tên dở hơi mà đôi khi ko hiểu mình đang nói gì, có phù hợp với hoàn cảnh, ngữ cảnh ko

    Thích

  17. SOS & Suy ngẫm
    17:07 17/04/2012
    Đối mặt với nguy cơ bị đồng hóa văn hóa!
    Chia sẻ:
    Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter Chia sẻ lên Google Chia sẻ lên yahoo Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên Zing Gửi bình luận
    Kiển đọc sáchKiểu đọc sách Thoát khỏi kiểu đọc sáchThoát khỏi kiểu đọc sách Giảm cỡ chữ Cỡ mặc định Tăng cỡ chữ
    Đang xuất hiện những việc làm, hành vi, bài viết truyền bá tư tưởng sùng ngoại (kể cả về lối sống, ăn uống, đi lại, ăn mặc, nhà cửa, việc làm, dạy con cái, đến cả tư duy, quan niệm sống, quan niệm điều hành quản lý xã hội…). Điều nhức nhối là họ cứ làm như những gì của cha ông, của dân tộc đều là thứ lạc hậu, trì trệ, là thứ không đáng xem, đáng nói.
    Gần đây xuất hiện nhiều scandal của giới trẻ, văn nghệ sĩ, của những người được coi là “người của công chúng”. Các cuộc xô xát vì váy áo, những bộ ảnh nóng, những cuộc chửi rủa, “ném đá” người khác, các fan phát cuồng vì thần tượng… tràn ngập trên báo mạng, báo in, đến mức tưởng như cuộc sống xã hội không có gì khác đáng quan tâm.

    Bên cạnh đó đang xuất hiện những việc làm, hành vi, bài viết truyền bá tư tưởng sùng ngoại (kể cả về lối sống, ăn uống, đi lại, ăn mặc, nhà cửa, việc làm, dạy con cái, đến cả tư duy, quan niệm sống, quan niệm điều hành quản lý xã hội…). Điều nhức nhối là họ cứ làm như những gì của cha ông, của dân tộc đều là thứ lạc hậu, trì trệ, là thứ không đáng xem, đáng nói.

    Đó chỉ là những biểu hiện nhìn thấy được. Nhưng điều mà không phải ai cũng cảm nhận được là không ít giá trị văn hóa Việt Nam đã và đang bị thay đổi trong đời sống hằng ngày, thay đổi trong từng con người, trong từng gia đình, trong quan niệm của các tầng lớp xã hội.

    Câu hỏi đặt ra: Đó có phải chúng ta đang bị đồng hóa văn hóa khi hội nhập?

    Văn hóa có tính phổ quát ở mức độ nào đó, nhất là trong khu vực mà điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phương thức sản xuất gần nhau. Nhưng văn hóa có những nét khác biệt – tính bản sắc mà ở đó tồn tại sự cắm rễ với các mạch ngầm riêng. Hơn nữa, thái độ cảnh giác, tự vệ luôn có trong tư duy tự thân của mọi nền văn hóa. Nó là tâm thức, là căn cốt của mỗi nền văn hóa. Những điều đó làm nên sắc thái, nền tảng của một nền văn hóa, để phân biệt văn hóa dân tộc này với văn hóa dân tộc khác, tạo nên sức sống mạnh mẽ, đáng tự hào, tự tôn và phải đấu tranh gìn giữ.

    Nền văn hóa Việt Nam có sức mạnh riêng, bởi có từ tâm thức truyền từ đời này qua đời khác, không khuất phục sức mạnh kinh tế hay sức mạnh quân sự. Cha ông ta đã tạc vào lịch sử bản sắc văn hóa dân tộc khi khẳng định Việt Nam “Vốn xưng nền văn hóa đã lâu” (Nguyễn Trãi). Cả nghìn năm các triều đại phong kiến phương Bắc tiến hành các cuộc xâm lược Việt Nam, và cùng với đó là quá trình những làn sóng đồng hóa văn hóa Việt theo lối nô dịch thô bạo, vừa man rợ vừa ngọt nhạt. Song, sức mạnh tự thân của văn hóa Việt Nam vừa chống lại mạnh mẽ, vừa ảnh hưởng (tiếp nhận, tiếp biến) có ý thức, đã làm cho cuộc đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc thất bại. Nói cách khác, trong lịch sử Việt Nam có sự giao thoa phức tạp giữa các giá trị văn hóa khác nhau bởi hoàn cảnh lịch sử. Quá trình đó diễn ra những lần tiếp thu, tiếp biến vừa có tính chống lại một cách đau đớn vừa có sự tiếp nhận những tinh hoa để hoàn thiện dần những giá trị văn hóa Việt mới, đầy bản sắc nhưng đa dạng mà gốc rễ không hề mất đi.

    Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, âm mưu đồng hóa văn hóa Việt Nam đi kèm theo gót giày của đội quân xâm lược của thực dân Pháp với sự hào nhoáng và những vết nhơ của mặt trái văn minh phương Tây. Giữa những biến thiên xô bồ và hối hả của các nền văn hóa thời kỳ đó, Hồ Chí Minh là biểu hiện của chu trình giao thoa, tiếp biến văn hóa nhân loại một cách toàn bích. Ở Người, những tinh hoa văn hóa phương Đông, văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây được kết hợp ở mức hoàn thiện. Trong tình thế Việt Nam tù đọng và không đủ sức chống đỡ cũng như chọn lọc yếu tố văn hóa mới đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng vô sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và lãnh đạo thành công là minh chứng hùng hồn về văn hóa Việt Nam đã tiếp biến để bước lên một cao trình mới – văn hóa “Thời đại Hồ Chí Minh” – chưa từng có trong lịch sử.

    Như vậy, văn hóa dân tộc Việt Nam qua quá trình giao thoa, tiếp biến theo hướng tích cực không phải là thứ nhập cảng thuần túy. Đó là sự tự tôn dân tộc một cách khoa học, đề cao sự độc lập, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền văn hóa.

    Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa nhiều người nêu ra “hoàn cảnh” để lý giải việc vay mượn văn hóa người khác làm cái của mình một cách thô thiển mà quên bản sắc văn hóa dân tộc. Bản chất của cách lý giải đó là sự ngụy biện, mà ngụy biện thời nào cũng có. Sự giao thoa và tiếp biến văn hóa là đương nhiên trong quá trình phát triển của lịch sử, nhưng mặt tích cực là nó đã tiếp biến những yếu tố văn hóa ưu việt để làm cho văn hóa của dân tộc phong phú hơn. Dù là thời kỳ lịch sử nào thì những người không coi trọng văn hóa tự thân, chỉ chăm chăm mượn cái khác mình và coi đó là tiêu chuẩn của giá trị, đều là bị đồng hóa, bị nô dịch. Thông thường, phía bị đồng hóa, bị nô dịch luôn ở thế bị động nhưng cũng có nguyên nhân là từ sự… tự đồng hóa, tự nô dịch. Bị đồng hóa và tự đồng hóa khác nhau. Khi bị đồng hóa, phía bị đồng hóa ở thế yếu còn khi tự đồng hóa là đã có sự biến chất tự thân. Điều này quả thật vô cùng nguy hiểm.

    Bị đồng hóa, bị nô dịch văn hóa trước hết thể hiện rõ nhất ở lối sống, lối ứng xử, trong cách tiếp nhận và thay đổi quan niệm về giá trị vật chất, tinh thần của từng cá nhân, từng gia đình và từng tầng lớp xã hội. Sự nô dịch tăng cao thì từng tế bào (cá nhân) của xã hội sẽ lây lan nhanh chóng và tạo thành trào lưu bị nô dịch văn hóa. Nhiều người đã đón nhận những yếu tố văn hóa ngoại lai không chọn lọc, không đào thải. Vậy nên sự du nhập thô thiển đã dẫn đến những hệ lụy, những bi kịch của mở cửa hội nhập. Trên thế giới hiện nay không thiếu những trường hợp như vậy. Người ta hứng khởi tìm cách ca ngợi, đánh bóng, thậm chí bốc thơm những cái khác mình, người ta lấy cái khác mình để so sánh bằng cách cố tình tạo ra sự chênh lệch (đưa cái khác mình lên cao, ngược lại thì vùi dập giá trị của chính mình), và đương nhiên qua đó họ coi cái gì ngoại nhập cũng là ưu việt. Thái độ cuồng nhận cái gì khác mình nghĩa là đặt mình vào tâm thế bị nô dịch – về bản chất đó là quan điểm, thái độ mang đậm chất nô dịch. Tuy nhiên, thái độ cấm đoán, bài xích những gì không giống mình, cũng đáng chê trách, lên án như thái độ bị nô dịch. Bởi bài xích những tinh hoa của người khác có nghĩa là đã tự đặt mình vào tâm thế thù địch với thế giới bên ngoài, như vậy sẽ không có phát triển.

    Khái niệm “bá quyền văn hóa”, “xâm lăng văn hóa” đã hình thành từ lâu. Tùy từng giai đoạn lịch sử mà sự bá quyền văn hóa, xâm lăng văn hóa có những phương pháp khác nhau. Trước kia sự bá quyền, xâm lăng văn hóa thường song hành cùng việc chiếm đoạt đất đai, lãnh thổ; ngày nay nó song hành cùng những cuộc xâm lăng kinh tế, bằng sự tràn ngập phim ảnh, sách báo, văn hóa phẩm, thời trang… Trên ti vi Việt Nam tràn ngập phim Trung Quốc, phim Mỹ, phim Hàn; trên đường phố tràn ngập cách mặc theo phong cách các ban nhạc Hàn Quốc, ban nhạc Mỹ; trong ứng xử xã hội tràn ngập quan niệm và tư duy thực dụng… Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất là dùng phương tiện truyền thông để xâm lăng văn hóa. Đặc biệt, khi internet trở thành phổ cập thì dòng chảy của những cuộc bá quyền, xâm lăng văn hóa trở nên mạnh mẽ, tưởng chừng vô tận và không hề có biên giới, nó đánh vào từng tế bào tư duy của cá nhân, nhất là người trẻ tuổi. Ngày nay không cần súng đạn mà chỉ bằng cách mềm mại như nhung, lúc chậm rãi, lúc ồ ạt, những cuộc xâm lăng văn hóa trên thế giới đã diễn ra với những kết quả khủng khiếp.

    Nhiều thanh niên ở Việt Nam ngày nay sống không có lý tưởng. Sự tiếp nhận văn hóa từ lớp trẻ đang phổ biến là xu hướng hưởng thụ. Họ cuồng nhiệt tiếp nhận những yếu tố văn hóa ngoại lai không có giá trị nhân văn, thẩm mỹ để sống gấp, sống hưởng thụ và coi như vậy mới là hợp thời thượng. Họ cảm thấy xấu hổ khi không sống theo thần tượng như bạn bè họ. Tình trạng này dẫn đến nhiều giá trị xã hội bị đảo lộn, thậm chí bị vùi lấp và bị dè bỉu, giẫm đạp. Bản thân nền văn hóa Việt Nam có khả năng chống lại sự nô dịch của văn hóa ngoại lai đồng thời tiếp nhận tinh hoa văn hóa để phát triển, nhưng những cá nhân lại không phải lúc nào cũng có khả năng đó.

    Gần đây, do mặt trái của văn minh công nghiệp là tư duy vật chất (lấy vật chất làm thước đo hiệu quả), lấy nhịp sống gấp hưởng thụ nhanh làm biểu tượng của sự năng động và cấp tiến, làm đảo lộn hàng loạt giá trị truyền thống, ở một số quốc gia đã xuất hiện xu hướng tìm về với các giá trị văn hóa dân tộc. Đó là một xu hướng khi mà người ta sau một thời gian mải mê đi tìm cái lạ của phương Tây lại muốn quay về những nền tảng có từ trước trong lớp trầm tích của dân tộc và trầm tích của chính mình đang còn rất nhiều giá trị. Đó cũng là một chiều khác, chiều hài hòa để giữ thế ổn định. Vấn đề quan trọng là sự hài hòa phải lan tỏa ở phạm vi rộng hơn, tức là hài hòa giữa giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa ngoại nhập để bảo đảm sự cân bằng, sự tiếp nhận, bổ khuyết, hỗ trợ nhau những giá trị tích cực để phát triển lên những cấp độ mới.

    Có thể khẳng định, ở bình diện tổng thể văn hóa Việt Nam ngày nay không bị đồng hóa mà đang tiếp tục giao thoa, tiếp biến để phát triển lên cấp độ mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể yên tâm rằng văn hóa của dân tộc không bị ảnh hưởng yếu tố tiêu cực của văn hóa ngoại lai, bởi nhiều cá nhân thay đổi quan niệm về giá trị sẽ dẫn đến thay đổi ở mức độ nào đó trong các tầng văn hóa của nền văn hóa Việt. Vì vậy nguy cơ bị đồng hóa văn hóa là có thật. Phải thẳng thắn để thấy rằng ở một bộ phận xã hội đã và đang bị đồng hóa, bị nô dịch văn hóa. Nếu không có những giải pháp hữu hiệu từ vĩ mô đến cụ thể thì sự lây lan từ một bộ phận này đến các bộ phận khác sẽ gia tăng. Và đến lúc nào đó thì sự bị đồng hóa, bị nô dịch văn hóa ở diện rộng sẽ xảy ra. Đó là việc không thể coi thường, buộc chúng ta phải tỉnh táo khi đối mặt.

    Tô Phán

    Nguồn link: hanoimoi.com.vn/newsdetail/Suy-ngam/544853/đoi-mat-voi-nguy-co-bi-dong-hoa-van-hoa!.htm

    Thích

  18. Nếu anh bắn ra bằng viên súng lục, anh sẽ nhận lại một viên đại bác. Cứ như vầy hoài ta tranh luận biết khi nào xong, thôi thì ngay nơi đây tôi chấm dứt được rồi.

    “Một niệm khi sanh ra, trùng trùng duyên khởi”. Đây là câu nói mà các bạn cho là “dỡ hơi” đấy. Dứt niệm thì còn chi là vọng.

    “Tâm bình, thiên hạ bình”. Mong rằng các bạn hãy bình tâm lại. Đừng phán đoán, đừng phê bình, đừng chỉ trích ai cả. Mà hãy quay vào tâm mình xem nó lăng xăng như thế nào, xem nó vô minh như thế nào!

    Cuộc chơi như thế này đã đủ rồi, xem như là tôi không có nói gì. Chúc các bạn vui vẽ.

    Thích

    1. Anh ơi, đến nước này em chịu hết nổi rồi, anh coi thường người khác đến thế là cùng
      Nguyên tắc tối thiểu khi trích dẫn 1 câu nói của ai đó là…. trích chuẩn câu đó, sau rồi đóng mở ngoặc và ghi credits, còn không cũng phải làm 1 câu tựa tựa như ” tôi nhớ không nhầm, tôi đã từng đọc ở đâu đó có 1 câu như thế này: …”
      Nguyên văn cái câu mà anh cắt đầu cắt đuôi khi trích dẫn nó là thế này ạ : “Nếu người ta băn vào quá khứ bằng một khẩu súng lục thì tương lai họ sẽ bắn vào họ bằng một khẩu đại bác” câu này nằm trong bài thi triết của em nên anh không cần chém gió về nội dung của nó đâu ( nhất là khi người đang comt cho anh dành gần như full điểm câu này)

      Trước khi nói người khác bình tâm, mong anh cũng nên nhìn lại tâm của mình đã, có thật là nó đã ” bình” được như những gì anh nói
      Còn nữa, đừng nói là đạo Phật, đạo Yoga hay đạo Thiên Chúa, chưa có đạo nào dạy tín đồ của họ phủi tay theo kiểu ” xem như tôi không nói gì” giống anh đâu, Đúng nhận đúng, sai nhận sai, nếu cả hai bên có những lập luận riêng của mình mà cuộc tranh luận không đưa đến kết cả thì có thể dùng việc tôn trọng đối phương để kết thúc sự việc, “nhất nhôn kí xuất ,tứ mã nan truy” người học rộng hiểu nhiều như anh chắc phải biết câu này chứ

      Từ đầu đến cuối anh chỉ coi người khác như lũ người u mê, vô minh, lăng xăng ( hay ít ra là những người không dành thời gian để đọc hết cái bài viết dài lê thê của anh để luận xem nó đang viết về cái gì) Có rất nhiều người không cùng màu da, không cùng tôn giáo, không cùng chuẩn mực đạo đức cùng tồn tại trên quả đất này, chỉ vì những người đó ” khác phe” với mình mà dùng những lời lẽ không hay ám chỉ họ ( hay “tâm” của họ)… thì quả thật anh quá biết tôn trọng người khác đấy
      Thế nên em mới bảo anh xem lại tâm của chính anh đi, có thật là nó đã đủ ” minh” để người khác soi vào chưa, hay qua đó ta lại lờ mờ đoán được lí do của nạn kì thị chủng tộc, thanh trừ phù thủy, phân biệt tôn giáo đã và đang diễn ra trên thế giới này

      Thích

  19. Thực ra ko fải ai cũng đủ tư cách để nói về triết lý đạo Phật hay trích dẫn những châm ngôn của Phật pháp, mình thấy tuyền nhiều người cứ mở miệng ra là giở giọng đạo Phật, nói bô bô như 1 con vẹt, nhưng mình đồ chưa chắc họ đã hiểu họ đang nói gì..
    Khi bạn bình phẩm 1 vấn đề gì đó, thì những ngôn từ đó sẽ vẽ nên chân dung của bạn. Qua những lớp vỏ câu chữ của Mai Văn Như trên mình chỉ có cảm giác ông ấy là hình tượng mẫu mực cho những người mà đạo Phật nói: Từ bi mà thiếu minh triết thì cũng ko khác nào ngu si.

    Bạn Shinku bara ko fải thuyết phục ông ấy hiểu đâu, thực ra ông ấy ko đủ “trình” để hiểu hay tranh luận, hoặc giống như trong “Đôi mắt” của Nam Cao, có những người chỉ biết nhìn đời từ 1 phía, hay mới đọc tí chút kiến thức xa hoa tự biến mình thành hạng mục hạ vô nhân, am hiểu thế sự, nhìn người khác 1 cách phiến diện, cực đoan, cào bằng, quy chụp. Hơn nữa những reply của ông ấy chẳng có tý logic tranh luận nào cả mà chỉ mang tính công kích cá nhân, gặp những thể loại đó thì nên bỏ qua.
    Và cũng thật thừa thãi khi khuyên bảo người khác phải sống thế nào, những triết lý niệm sanh, duyên khởi, nghiệp chướng… gì gì đó, nếu bạn rảnh thì đi ra ngoài đời thực mà khuyên người ta sống cho lương thiện hơn, chứ trên cái mạng ảo tung chảo này thì phỏng có qué gì mà duyên với chả nghiệp

    Thích

  20. Câu “Một niệm khi sanh ra, trùng trùng duyên khởi” ko dở hơi, chỉ người viết trên mới dở hơi thôi.
    Thực ra ko fải ai cũng đủ tư cách để nói về triết lý đạo Phật hay trích dẫn những châm ngôn của Phật pháp, mình thấy tuyền nhiều người cứ mở miệng ra là giở giọng đạo Phật, nói bô bô như 1 con vẹt, nhưng mình đồ chưa chắc họ đã hiểu họ đang nói gì..
    Khi bạn bình phẩm 1 vấn đề gì đó, thì những ngôn từ đó sẽ vẽ nên chân dung của bạn. Qua những lớp vỏ câu chữ của Mai Văn Như trên mình chỉ có cảm giác ông ấy là hình tượng mẫu mực cho những người mà đạo Phật nói: Từ bi mà thiếu minh triết thì cũng ko khác nào ngu si.

    Bạn Shinku bara ko fải thuyết phục ông ấy hiểu đâu, thực ra ông ấy ko đủ “trình” để hiểu hay tranh luận, hoặc giống như trong “Đôi mắt” của Nam Cao, có những người chỉ biết nhìn đời từ 1 phía, hay mới đọc tí chút kiến thức xa hoa tự biến mình thành hạng mục hạ vô nhân, am hiểu thế sự, nhìn người khác 1 cách phiến diện, cực đoan, cào bằng, quy chụp. Hơn nữa những reply của ông ấy chẳng có tý logic tranh luận nào cả mà chỉ mang tính công kích cá nhân, gặp những thể loại đó thì nên bỏ qua.
    Và cũng thật thừa thãi khi khuyên bảo người khác phải sống thế nào, những triết lý niệm sanh, duyên khởi, nghiệp chướng… gì gì đó, nếu bạn rảnh thì đi ra ngoài đời thực mà khuyên người ta sống cho lương thiện hơn, chứ trên cái mạng ảo tung chảo này thì phỏng có qué gì mà duyên với chả nghiệp

    Thích

  21. Chỉ có khiêm nhường,chịu khó lắng nghe và hiểu vấn đề một cách thánh thiện,dung hòa của cuộc sống riêng tư nói riêng và đời sống vật chất nói chung mới giúp chúng mình thực tâm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề đó.

    Thích

  22. Thế giới này không chỉ hai màu trắng đen, không ai hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai
    Bài viết cũng chỉ đưa ra một góc nhìn khác của vấn đề, bản thân tôi không xem đó là ngụy biện. Chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn trước khi vội vã kết luận bất cứ điều gì.
    Và thêm nữa, mong mọi người đừng quên rằng trong một tập thể, một cộng đồng cũng có người này người kia, đừng vơ đũa cả nắm khi đánh giá họ.

    Thích

  23. Chào bạn, mình đã đọc bài viết của bạn, mình nghĩ bạn cũng là fan của một ai đó, vì rất ít hầu như là không ai “tự cho” là mình “bình thường” có thể viết một bài viết đong đầy cảm xúc như vậy…

    Xung quanh ta có rất nhiều thế giới tồn tại, có người nói thế giới mà chúng tôi đang sống là thế giới ảo, còn họ thì thực tế, suốt 7 năm nghe cũng quá nhiều lời chỉ trích như thế, khi còn là một đứa trẻ 16 cảm thấy vô cùng tức giận, đến hôm nay chỉ còn lại nỗi “khinh khi” :)). Tôi không biết họ lầy quyền gì phê phán cuộc sống của người khác, làm sao họ có thể chắc rằng họ đúng? Chỉ vì phần đông mọi người đều sống như vậy nên chúng tôi cũng phải như vậy mới trở nên chân chính là con người sao? Đương nhiên tôi cũng không nói mình sống đúng, chỉ là cuộc sống “ảo” ấy nó cho chúng tôi bình yên, âm áp, và có một gia đình be bé của riêng những đứa trẻ cô độc. Con người rồi ai cũng phải lớn và trưởng thành khi ấy mọi thứ đều phôi pha…Ở một nơi cuộc sống không hề tồn tại lại chính là nơi duy nhất tôi có thể quay về, ở nơi ấy có tất cả tình yêu của tôi cho dù cuộc sống không phải ở đó…Vì vậy dù có thế nào tôi vẫn hy vọng những đứa trẻ ấy hãy làm cho hiện tại của chúng thật đẹp để khi trưởng thành rồi, mỗi ngày mở mắt đều có gì đó hạnh phúc để nhớ về…

    @còn về một đống comment triết lý cuộc sống cuộc đời bên trên: tất cả chúng ta đều ngụy biện như nhau cả thôi, không ai đúng và cũng chả có ai sai, bởi vì chúng ta không hề tồn tại trong một thế giới nên không thể nào hiểu nhau được, muôn đời đứa trẻ “được cho là thiên thần” làm sao có thể hiểu được cảm nhân của đứa trẻ bị bức trở thành “những con quỹ satan”?

    PS: Mình không giỏi văn, cũng chả phải học sinh giỏi, nên câu cú lời văn của mình đều là cái mình suy nghĩ nên hy vọng các bạn đừng trích dẫn và bắt bẽ gì cho mêt nhé.

    @ Khải Đơn ah: mình có dẫn link bài viết của bạn vào fb của mình nếu bạn không muốn thì PM mình để mình xóa nha và cũng cho mình xin lỗi vì sự tùy tiện này.
    Email: Nagasawa_hatsumi@yahoo.com

    Thân.
    -Mạc Y Tư-

    Thích

  24. khi điểm xấu của mình bị nói ra thì thay vì lo sửa chữa bản thân lại lo tìm ra điểm xấu của người chỉ trích mình để “đòi lại công bằng”, cứ như vậy bao nhiêu điều xấu xa đc bới móc ra nhưng chẳng có bất cứ j được sửa đổi… kết quả chỉ là những cuộc tranh cãi dài vô tận…
    nếu ngay từ đầu bản thân chấp nhận sửa đổi thì so ra cũng ít nhất là có một điều tốt hơn, còn hơn liệt kê một trăm điều xấu mà ko có một điều đc sửa chữa

    Thích

Comment

Blog tại WordPress.com.

Up ↑