Lấy bối cảnh quay hẹp, là một ngôi chùa nằm chênh vênh trên mặt nước. Ở đó có một vị sư già và người đệ tử của mình. Thế nhưng, đạo diễn Kim Ki-duk gần như đã đưa ra một định đề phản nghịch lại tư tưởng chủ đạo trong triết học phương đông. Liệu có phải là “nhân chi sơ tính bổn thiện” hay không?
Bốn mùa hay câu chuyện về thân phận
Cả bộ phim “Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân” như mở ra một thế giới cô tịch của ngôi chùa nằm ở trên núi mà ở đó con người hiện hữu đầy đơn giản và không cần những toan tính đời thường. Bốn mùa là 4 câu chuyện thật khác nhau.
Mùa xuân được kết thúc bằng sự ăn năn của chú tiểu, khi lỡ tay làm hại chết 2 đến 3 con vật mà mình dùng dây buộc từng viên đá bắt chúng phải mang vác đi. Mùa hạ, là việc chú tiểu đã lớn có tình ý với một cô gái lên núi chữa tâm bệnh. Câu chuyện về giới luật. Mùa Thu là mùa của việc đền tội. Chú tiều quay về sau khi đã phạm tội giết chết vợ. Rồi sau đó bị 2 người cảnh sát đến bắt đi. Mùa đông là mùa của cái chết. Người phụ nữ đến chùa giao cho vị sự phụ đứa con và sau đó bà rơi vào ngay hố băng mà vị sự phụ đào để mà lấy nước rửa mặt. Rồi đưa trẻ bị bỏ rơi kia cũng lớn lên, rồi cũng trở thành một chú tiểu. Công việc đầu tiên mà chủ tiểu mới làm dùng những viên sỏi nhét vào miệng 3 con vật để chúng không thể sống sót trên cuộc đời này nữa. 3 hình thức kể chuyện trong 4 mùa của tạo hóa, từ đó thân phận con người được bóc dần ra trong sự vô minh.
Mùa Xuân và mùa Hạ mang cách kể chuyện tuyến tính. Chú tiểu sống với sự phụ của mình từ bé. Vị sự phụ già dạy cho đệ tử mình cách chọn những cây thuốc không chứa chất độc để có thể làm chết người. Rồi chú tiểu cũng tự mình, tìm đến những thế giới khác ngoài sự phụ. Chú tiểu và thế giới của 3 con vật hết sức nhỏ bé: Con cá, con ếch và con rắn. Hai con trong số 3 con vật đã bị chết. Chú tiểu khóc. Các sự kiện trong cảnh cửa mùa xuân này, như là sự chớm nở của đất trời, sự bắt đầu của tiếng khóc .
Rồi mùa Hạ cũng đã đến, khi chú tiểu đã bắt đầu trưởng thành. Chú tiểu nhìn thấy một cặp rắn đang quấn chặt lấy nhau như báo hiệu mùa của sự sinh sôi sắp tới. Chú tiểu đang trèo lên pho tượng phật lớn nằm ở trên núi. Chú tiểu đã nhìn thấy một con đường. Thật khác so với lần nhìn vào mùa xuân khi chú tiểu còn nhỏ chú nhìn thấy một ngôi chùa được bao bọc xung quanh là nước. Rồi cô gái mắc một căn bệnh “tâm hồn đau khổ” cùng với mẹ mình đi đến ngôi chùa xin người sư phụ già chữa bệnh. Tình ý được nẩy nở giữa chú tiểu và cô gái bị tâm bệnh kia. Tuy nhiên, trong sự vô tình lại có những hữu ý, chính chú tiểu là người đã chữa hết bệnh cho cô gái. Người sự phụ già buộc lòng phải đuổi cô gái kia đi khi cô đã khỏi bệnh. Lòng của chú tiểu bây giờ đã không còn thanh tịnh khi nỗi nhớ về cô gái cứ hiện lên nhiều da diết. Chú tiểu bỏ sự phụ mình đi mang theo cái tượng phật và con gà. Trong cánh cửa của mùa hè, sự phạm giới luật chỉ là gang tấc, mong manh như mời mọc chỉ cần chạm vào là dính phải. Kim Ki-duk đã làm cho sự tịnh tiến của si mê (một phần của vô minh) cứ tăng dần trong sự sắp xếp đầy ý đồ của mình. Trong phòng ngủ, chú tiểu ngủ cạnh sư phụ. Phía bên kia là cô gái.
Lần 1: Sự vô minh chỉ là một tấm mền mà cô gái đang đắp. (Vì người sư phụ đã ngủ rất say.)
Lần 2: Sự vô minh là việc bước qua một vách ngăn nhưng không phải là cánh cửa.
Lần 3: Sự vô minh là việc mở cách cửa ấy để hai người đến với nhau và ngủ trên một con thuyền bên cạnh sông.
Mùa thu lại là một cách kể khác hẳn hay con gọi là thủ pháp vượt cấp (metalepsis). Đó là thủ pháp giúp cho người xem, tác giả và diễn viên có thể cùng trò truyện với nhau. Mở đầu là cảnh sự phụ từ cánh cửa đi về phía ngôi chùa, cùng với con mèo trên đang nằm trong một túi vải trên lưng. Phía xung quanh là nhưng cây phong vàng. Người sự phụ mở tờ báo ra xem và thấy tin một thanh niên giết vợ bỏ trốn. Người sư phụ già vội vàng may lại cái áo. Rồi người đệ tử cũng xuất hiện ở ngôi chùa. Nhưng bây giờ tính tình đã hung hăng hơn xưa.
Sự phụ già đã dùng đuôi con mèo viết lên trên nền của ngôi chùa bài kinh Bát Nhã. Người đệ tử dùng dao khắc bài kinh ấy để giảm bớt những phiền muộn trong tâm hồn mình. Hai người cảnh sát xuất hiện đến bắt vị thanh niên đã giết vợ rồi bỏ trốn. Cuối cùng thời gian bắt chỉ được tính bằng thời gian khi người đệ tử khắc xong bài kinh Bát Nhã kia. Bản tính của 2 người cảnh sát cũng đã thay đổi từ hung hăng đến điềm đạm. Hai người đã ngồi cũng tô màu lên những con chữ cho bài kinh bát nhã. Tất cả những chi tiết cho phân cảnh này của mùa thu như là một nhát cắt của đời sống được Kim Ki-duk bứng ra rồi cho nó một hơi thở hoàn toàn mới lạ. Ở trong thế giới của cái chùa này, mọi cái ác đều lập tức tan biến. Kẻ tội phạm và người tù hành là một. Người chuyên đi trị cái ác thì cũng nhiều lòng vị tha. Đuôi con mèo cũng biến thành một cây bút lông dùng để viết chữ.
Mùa Đông là một vở kịch không lời thoại. Tất cả chỉ là hành động. Ngoài trừ âm thanh của tiếng khóc và tiếng cười (tiếng khóc của người mẹ mang con đến và tiếng khóc của đứa trẻ rồi tiếng cười khi đứa trẻ lớn lên giết chết 3 con vật). Người sự phụ già đã viên tịch. Người sự phụ trẻ quay về chùa làm lễ chôn cất cho người sư phụ già.
Câu chuyện về 4 mùa nhưng những thân phận của con người và sự vật cứ lần lượt hiện ra với tất cả ý nghĩa của nó. Người sống với những tham lam, hận thù và si mê. Vật thì cứ tồn tại như một chứng tích cho tất cả những thứ ấy. Cái cây thì sống 300 năm tuổi, con chó thì xuất hiện một lần trong sự đùa vui của chú tiểu thuở bé, còn gà dùng để kéo chiếc xuồng vào bờ rồi cũng được thả vào rừng, còn mèo sau khi được dùng để viết xong bài kinh phật rồi cũng về với tự do…
Mỗi câu chuyện nhỏ trong phim như là một công án thiền.
Mệnh đề nghịch trong triết học phương đông
Cả bộ phim dài, tràn ngập những hình ảnh đẹp về thiên nhiên nhưng thực chất lại là một giải đáp cho mệnh đề nghịch đảo trong tư tưởng triết lý của Phương Đông.
Thứ nhất, vấn đề tính dục trong Phật giáo được nhìn hết sức khắt khe. Nhưng ở trong bộ phim này, nó được lý giải như là một sự thử thách. Những cám dỗ tự đến hay con người muốn nó. Người sự phụ thì nhìn cám dỗ như một sự tự nó đến rồi tự nó đi. Còn người đệ tử thì coi cám dỗ như thứ mình muốn. Việc cô gái đến ở ngôi chùa và ngủ chung với một ông sư già và người đệ tử là một điều không thể. Việc người đệ tử có tình ý với cô gái và họ đã ân ái với nhau tới 2 lần là một điều cấm kỵ. Thế mà, vị sự già nói: “Việc đó tự xảy ra. Đó cũng là lẽ tự nhiên thôi”.
Ngay trong lần ân ái đầu tiên, ở trên bờ đá vị đệ tử quay về ngôi chùa cùng với cô gái trong sự ngượng ngùng. Trong khi đó, vị sự phụ đang ngồi viết chữ trên một phiến đá nhỏ đang cầm ở trên tay. Mực của cây bút viết là bằng nước. Vị sư phụ viết chữ là để chữ tan biến vào trong phiến đá ấy. Viết là chỉ để viết. Rồi người đệ tử quên buộc dây xuồng lại. Vị sư phụ già lại nhắc “Xuồng trôi rồi kìa”. Một quan niệm sống tuân theo lẽ của tự nhiên. Tính Dục cũng vậy. Cái mệnh đề đảo ngược này một lần nữa đẩy bộ phim của đạo diễn , Kim Ki-duk đến những tranh cãi: Vậy người ta đi tu để làm gì? Việc tu hành chỉ thành chánh quả khi người ta ngộ và trải nghiệm ra hết tất cả các khúc quanh của cuộc sống. Nó là sự “hồi hướng” của cái tâm chứ không phải là thể xác. Rồi sau đó, khi người đệ tử quay về sự phụ già vẫn chèo cái thuyền đón một cách thản nhiên. Cuộc đối thoại giữa người đệ tử và sự phụ là một câu chuyện triết lý: Người đệ tử nói: “Tội lỗi duy nhất của con là tình yêu.” Vị sư phụ nói: “Đôi khi ta phải để những thứ ta thích ra đi. Những thứ con thích người khác cũng thích.”
Thứ hai, cái ác đến từ bên trong. Vậy triết lý “nhân chi sơ tính bổn thiện” không tồn tại? Chú tiểu từ khi còn nhỏ xíu đã biết cách đùa nghịch với những con vật bằng cách cột chúng vào một viên sỏi. Chú tiểu tiếp theo thì bỏ viên sỏi vào miệng những con vật. Từ khi sanh ra lòng con người đã có những “hột giống nghiệp nhơn rồi”. Cái ác là một vòng quay lòng vòng của luật nhân quả. Ở mùa đông, khi người mẹ bồng đứa con đưa cho vị sự phụ già rồi bỏ trốn đi. Cái ác đến từ mối dây ràng buộc: khi một ai đó vứt bạn đi thì kiếp tiếp theo bạn sẽ tiếp tục vứt một người khác. Bộ phim chứa quan điểm lạ lùng của cuộc “săn đuổi” của tạo hóa: Cái ác cứ thể tăng cấp lên cho tới điểm tận cùng của nó.
Khi xem hết bộ phim, người xem sẽ nhận biết một điều rằng: Ngoài triết lý giả định về cái thiện và cái ác, Kim Ki-duk còn tạo ra một thế giới giả định về con người và sự vật. Ở đó, con người không có tên gọi và sự vật thì cứ cố định một cách vĩnh hằng.
Hình ảnh, chú tiểu ngồi tự tình bên cô gái. Hai người đã thả 2 con cá vào trong một chiếc dép
Cứ mãi ám ánh,
Day dứt,
Duy Kỳ
====================
Tài liệu tham khảo:
- Nhị khóa hiệp giải, Giáo hội tăng già Nam Việt xuất bản 1971
- Tam Tự Kinh của tác giả Vương Ứng Lân
- Khai Thị quyển sáu, Hòa Thượng Tuyên Hóa, Hoa kỳ California 2008
- Xem phim tại đây (Các cảnh tính dục trong bản phim này đã bị cắt đi – tui cũng hem hiểu vì sao lun???)
hay !
ThíchThích
Thật khó vượt quan tình
ThíchThích
Hay . Mình phải phân tìch thời gjan nghe thuật kủa phjm này . Thuc su mjh ko pjt làm phan tjch ntn ?
ThíchThích
Viết rất hay! Nhưng 2 đièu cuối cùng rút ra lại sai tinh thần của bộ phim!
1. Phật giáo ko khắc khe với tính dục, nó như 1 kinh nghiệm, ta trải qua và quán sát nó thì mới hiểu đó là cái đau khổ ( điều này thể hiện quá rõ tinh thần phật giáo)
2. Nhân chi sơ tính bổn thiện, cái thiện trong phật giáo chính là sự ngay thơ như tờ giấy trắng, khí cầu bé làm điều ác mà vẫn cười rất ngay thơ thì rõ ràng cậu ko ý thức được những gì mình làm! Rồi cậu khóc khi hiểu rõ những hành động sai trái kia khi bị trừng phạt! Từ những khổ đau đó con người mới tu thành đạo.
Đôi chút ý kiến cá nhân xin phép chia sẽ
ThíchThích
bạn có thể cho mình hỏi, người đệ tử và người sư phụ viết chữ gì lên tờ giấy và hình ảnh dán giấy lên mặt có ý nghĩa gì được không?
xin cám ơn!!!
ThíchThích
Đó là chữ “bế” (閉) nghĩa đóng lại.
ThíchThích
Đó theo mình chính là 3 không trong phật giáo. không nhìn không nghe không nói
ThíchThích
http://kenh14.vn/xuan-ha-thu-dong-roi-lai-xuan-va-triet-ly-song-sao-cho-het-kho-20180428113908143.chn
ThíchThích