Cuộc cách mạng của những trốn chạy

Hôm nay, tôi tự thưởng cho mình bằng cách trốn vào một góc cafe và ngồi nhìn cây điệp xanh rờn trước mặt.

Tôi ngờ rằng, sự thể sung sướng nhất là tôi cảm thấy là có được li cafe thật ngon ( như anh chủ đẹp trai pha), một góc ngồi có 2 vuông cửa kính hướng thẳng xuống đường, và nghĩ suy lung tung trước một cái cây trầu bà được trồng chút xíu trong bình thí nghiệm.

Hết vài năm qua, tôi đã kịp nhận ra các cuộc cách mạng và biến đổi kì dị đang diễn ra xung quanh mình có nghĩa là gì.

Tôi ngạc nhiên về những nhà văn, trí thức vốn luôn miệng đấu tranh về thứ họ gọi là “tự do ngôn luận” nhưng một ngày nọ, tôi thấy họ núp lùm ở đâu đó và “bắn tỉa” vào kẻ nói điều gì đó khác họ. Với uy danh và đám người hâm mộ nhiệt thành, họ tấn công vào danh dự, sĩ diện và sự sạch sẽ của người khác bằng những từ ngữ thô bỉ và hành vi cũng dơ không kém những người mà họ đang chống lại, nhân danh “tự do ngôn luận”.

Cuộc cách mạng có thể bắt đầu từ việc các cô gái xinh đẹp đừng ngồi chễm chệ lên một khó hoa đẹp mà tạo dáng chụp hình cho hoa be bét....
Cuộc cách mạng có thể bắt đầu từ việc các cô gái xinh đẹp đừng ngồi chễm chệ lên một khó hoa đẹp mà tạo dáng chụp hình cho hoa be bét….

Tôi ngạc nhiên nhìn những người làm nghề thầy giáo khoe rằng họ kiếm 40 triệu/tháng, nhờ dạy thêm, nên dạy thêm giờ nào, nên dạy đối tượng nào cho nhiều tiền. Người viết web dễ dàng kể rằng họ chỉ đơn giản là copy nguyên xi, đổi màu trang web rồi đi bán cho 5-6 khách hàng cùng lúc. Người bán phở nói bông đùa trong bữa ăn muộn với bạn bè rằng chỉ cần cho thật nhiều Knorr và bột ngọt vào thì phở nào cũng ngọt lừ. Đến cả ông bán sách cũ cũng nói rằng: “Bộ này có người trả tôi mấy chục triệu tôi chưa thèm bán đấy! Anh là sinh viên mà đòi mua à?” Ngay đến kẻ bán vé xe bus ngoài Hà Nội cũng sẵn sàng đòi thêm 10k, cho đến khi bị “lật tẩy” tội lấy sai giá vé thì sỗ sàng: “Ừ thì nhầm!” Vài người hạnh phúc vô cùng vì có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, họ quyết sẽ thăng tiến ngời ngời trong năm tới.

Gương mặt của thế giới xung quanh tôi chỉ còn được tóm gọn trong 2 chữ TIỀN và QUYỀN. Thật ngạc nhiên một cách rực rỡ. Khi đói, người ta chỉ cần ăn no. Khi no say tươi đẹp rồi, ngườit ta vẫn chẳng có một ước mong gì diệu vợi hơn ngoài khao khát ăn hùng hục và tiêu tiền hùng hục. Nhiều kẻ gục ngã xuống vì cơn khủng hoảng có vẻ không đủ tiền…

Ở đâu đó vẫn có người nói về cách mạng….

Không như nhiều người đang hoảng loạn trước nạn cướp giật đầy đường, tôi sợ rằng cướp giờ có thể đến từ bất cứ đâu. Khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai và Sài Gòn vật vưỡng ném ra đường những người lao động với thu nhập vốn rất mong manh. Nhiều người trong số họ, 10 năm qua, đã làm một đời công nhân chăm chỉ và kiệt sức, chưa từng có cơ hội học hành nghề nghiệp gì cao hơn, giờ bị ném ra ngoài đường vì công ty phá sản. Chẳng ai trách được ai. Cơn đói biến người ta thành cướp.

Vài cơn say thuốc tê mê cũng biến trẻ con thành cướp. Chỉ một quán trà sữa gần nhà, tôi thấy 6 đứa trẻ chừng 17 tuổi nằm vật vờ say thuốc sau khi cắn đá. Tôi biết giờ đây đám nhỏ có thể mua đá, cần sa, bồ đà với giá dễ dàng ở bất cứ đâu. Tôi chừng rằng sẽ không tự hỏi thêm nữa. Khi say cần sa, bồ đà, những thân hình trẻ măng trở nên đần độn và khờ dại. Còn khi say “đá”, chúng hóa thành cướp! À, hóa ra ma túy ở gần và ta mua dễ dàng như thế….

Cuối cùng, có lẽ cái cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà xứ sở tuyệt đẹp này nên thực hiện là CUỘC CÁCH MẠNG VỆ SINH mà đến cả các ông nhà văn, nhà trí thức bệ vệ hàng bậc nhất chắc cũng nhiều ông chưa hề hay biết.

Xưa kia ông Vũ Trọng Phụng cười vào mũi cái ngài nào đó chủ trương giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là lai Tây, lai căng, thì rõ là ông ấy ở dơ quen rồi. Nhưng chẳng thể nào mà cứ mãi thế được. Bạn cứ thử ra đường mà nhìn xem, bất cứ cái cô đi SH xinh đẹp mặc đồ hiệu hay cái bà bán bánh tráng nướng vỉa hè nào cũng có thể vứt phịch một túi rác tổ bố ra giữa đường, miễn là không dơ dáy thân mình là ổn tất!

IMG_8903

Khu du lịch ngày Tết vô vàn thiên lủng đủ hạng rác rến bay ra từ mồm miệng ngồm ngoàm của đám đàn bà, đàn ông, đám trai thanh gái lịch, bay ra từ cái tã giấy của đứa trẻ con đến cái vỏ gói xôi của bà già lụ khụ. Cái gì người ta cũng có thể ném ra đường hết cả.

Cuộc cách mạng vệ sinh ấy có lẽ điển hình nhất phải thấy trên bờ kênh Nhiêu Lộc, khi mấy bà già bán cafe nhà nghèo được mấy ông bảo vệ phường ra nhắc nhở đóng tiền vệ sinh, thì ở một góc khác, có anh trai to con khỏe đẹp dắt chó đi ị ngay trên đường vui chơi của đám trẻ con ngoài bờ kênh.

IMG_7437
…hoặc từ một chàng bảnh trai đừng dắt chó đi dạo trên đường của trẻ con chơi và để cho bầy chó của mình ị đái vô tư nữa!

Những người đàn ông to miệng, lịch lãm, đi xe xịn hay mấy ông xe ôm cũng nhất loạt như nhau quăng tàn thuốc ở bất cứ đâu mà họ có thể nhả ra được.

Rồi đâu đó, một cái cây hoa xinh xinh vô tình sống sót được trên vỉa hè, bờ tường, thì ngay lập tức bà mẹ xinh xắn bế đứa con xinh xắn không kém sẵn sàng xổ tới vào ngắt luôn cái bông đi tung tăng tung tẩy chơi. Thật kinh dị!

Có lẽ cuộc cách mạng duy nhất mà cái xứ sở này có thể thực hiện được ngay lập tức, cấp kì và đàng hoàng là thôi ném bô rác vào mặt nhau, ném lời chửi tục và  bôi nhọ vào mặt nhau, tập làm người sạch sẽ hiền lành trước khi cầm cờ lên làm cách mạng và gào thét đòi thay đổi.

Kẻo ko hóa ra bầy súc vật trong bô rác hết….

Nguy hiểm!

 Khải Đơn

Advertisement

3 bình luận về “Cuộc cách mạng của những trốn chạy

Add yours

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: