Chuyện học văn = ĐIỀU DỐI TRÁ TO BỰ

Ngày xưa, tôi vẫn còn nhớ như in những gì mình đã học. Tôi có một niềm thích thú rất tuyệt với văn học. Văn và những quyển sách đã làm những năm tháng 17 tuổi của tôi vô cùng ý nghĩa. Tôi dốc lòng học với một sự say mê và nhiều cảm xúc, theo cách của một đứa trẻ toàn tâm toàn ý.

Hồi ấy, tôi đã đi theo mẹ lên tận Sài Gòn, ngắm nghía những quyển “Tuyển tập Nguyễn Tuân”, “Giảng văn VH Việt Nam” , tôi si mê cuồng mê với Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên và tất tần tật những thứ gì trong sách văn có dạy. Chỉ khác một điều, nếu chỉ cần học trong sách một bài, tôi thường đi tìm thêm rất nhiều tác phẩm khác của những tác giả này để đọc, ngấu nghiến, mê cuồng.

Nhưng vào năm 20-21 tuổi gì đó, tôi bắt đầu nhận ra có một vài sự thật rất khác. Hình như những năm đó là thời gian Nguyễn Đăng Mạnh tung lên mạng quyển hồi kí gì đó của ông ta. Trong đó ông ta miêu tả Tố Hữu như một con lợn và thơ Hồ Chí Minh thì nhất định không phải thơ.

Khoảng thời gian ấy, tôi đã bắt đầu nhận ra vì sao Xuân Diệu với những câu thơ yêu nồng nàn trước kia, với biết bao mùa thu và hàng liễu lãng mạn đầy tươi mới thuở 1930, lại có thể hóa thân thành:

Khi yêu dấu, người ta càng làm chủ. 
Tổ quốc thành ca vũ của yêu đương; 
Công nghiệp kéo tiếng còi tầm vang nở, 
Nông nghiệp hoà hơi thở, lúa đưa hương.

(Khúc hát tình yêu và đất nước – 1963) – Xuân Diệu

Tôi cũng không ngờ một Chế Lan Viên với tuổi trẻ của “Điêu tàn” nổi loạn, say sưa khủng khiếp lại có thể có ngày hóa thành: “Con tàu này lên Tây Bắc anh đi không?”

Tôi càng không thể hiểu nổi vì sao thầy cô tôi có thể thao thao bất tuyệt giảng về cái sự thần diệu của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu là cái khốn kiếp gì? Là những câu lục bát bịp bợm của một kẻ lấy thơ đi làm chính trị, một kẻ không hề hiểu biết gì hay ho ngoài cái trò ngồi vẽ ra những câu thơ 6 -8 để thiên hạ gào lên, la lên ở ngoài cuộc đánh đấm nào đó của họ. Sau này, tôi còn biết thêm, Tố Hữu là nhà thơ béo mập duy nhất vô cùng phủ phê và sung sướng với ơn mưa móc của Đảng, nhờ vào tài làm thơ 6 – 8 vô đối của mình.

Tôi rất thích mấy câu thơ sau của Tố Hữu:

“Mà nói vậy: “Trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ, và phần để em yêu…”

Từ ấy và Tố Hữu
Từ ấy và Tố Hữu

Nó luôn luôn làm tôi nhớ đến một kẻ mập béo, và tất nhiên là yêu Đảng nhiều nhứt, nên sẽ được cho ăn no nhứt, để tha hồ mà hót véo von những câu 6 -8 cho hay.

Không biết có ai còn nhớ cái truyện “Mùa lạc” của Nguyễn Khải không? Cái câu chuyện mắc cười đó của ông ta không có một chút vẻ đẹp nghệ thuật nào, nó thật là chán, thật là nhảm, thật là khiên cưỡng.  Nhưng hồi đó, tụi tôi học là nó rất đẹp, cô Đào rất hay, dù mặt nhọn hoắt nhưng vẫn hay (sau này tôi vẫn éo hiểu vì sao cái từ “nhọn hoắt” ấy lại có thể là một từ tả đắt mà tụi tôi cứ phải nhai đi nhai lại mãi trong cái bài giảng văn).

Sau này thì tôi biết thêm là, à, các nhà văn, nhà thơ này thực ra cũng chẳng muốn viết như thế đâu, Đảng bắt họ viết vậy, kể cũng tội. Ai cũng nói với tôi như thế. Nhưng tôi thì nghĩ như vầy, nếu không cho viết như ý thì dẹp tiệm mẹ nó đi, đi kéo xe bò, làm công nhân, làm thợ mộc (bố tui làm thợ mộc thời bao cấp, vẫn sống tốt) có chết ai đâu. Sao cứ ở đó, ngồi đó, phủ phê, sung sướng, xong đẻ ra những cái thứ thơ văn vừa nói dối, nói xạo, vừa bịp bợm người đọc. Thế  mà vẫn cứ nổi tiếng mãi đến tận giờ này. Một ví dụ điển hình là ông Trần Đăng Khoa, dù giờ này ổng chẳng sáng tác gì sất và sách ổng viết người ta bảo ổng bịa nhưng mà ổng vẫn dùng danh tiếng “nhà thơ” đi kiếm tiền rất khỏe ở khắp nơi.  Tôi gọi khúc này là DỐI TRÁ Version 1.0

Nhưng kinh dị hợm hơn là mấy nhà nghiên cứu. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi đọc cuốn hồi kí này của ông Nguyễn Đăng Mạnh. Vì trước đó tôi đã đọc quyển “Giảng văn Văn Học Việt Nam” – trong đó có rất nhiều bài của ổng. Tui còn nhớ rõ là ổng ca hát rất nồng nhiệt mấy ông nhà văn nhà thơ trong sách giáo khoa. Hồi đó tui còn thán phục ổng vô bờ bến là trời ơi, sao câu thơ vậy mà bình ra hay vậy, suy diễn logic dữ, tuyệt vời dữ. Xong sau này tôi đọc hồi kí, thấy ổng chửi mấy ông nhà văn nhà thơ y như vẽ biếm họa 😐 không heo thì bò, không tham quyền tham tiền thì cũng hèn hạ vô đối. Thậm chí, có rất nhiều đoạn, ổng coi thơ văn của mấy ông nhà văn kia chẳng ra gì. Vậy sao hồi trẻ ổng sản xuất mấy bài bình luận ca thán hay do dữ vậy trời? Xuất bản không biết bao nhiêu là sách nữa!

Sau này tôi mới biết hóa ra người ta chỉ kiếm sống thôi. Kiếm sống không có tội. Cái này gọi là DỐI TRÁ Version 2.0

Tuy nhiên, phải đến đỉnh cao của cái trò học văn phổ thông này, tôi mới nhận ra là tôi đã mất 7 năm trời ngu dốt, không hiểu vì cái gì mà cắm đầu đọc, cắm đầu si mê, cắm đầu đắm đuối với cái mớ thơ văn giẻ rách ấy. Sự vi diệu chính là ở đây.

Đó chính là các nhà soạn sách giáo khoa hùng vĩ của chúng ta. Họ chính là những người đã ngồi trên ngôi cao, liếc nhìn lũ trẻ con tụi tôi, xong thò tay vén váy, phệt lên sách vở một bãi, ấy là các bài học họ ban cho chúng tôi. Đứa nào cũng phải học hết! Hết Xuân Diệu thì tới Chế Lan Viên. Hết sự vĩ đại của Hoài Thanh thì tới thơ đi ỉa của Hồ Chí Minh hay. Hết Tố Hữu ngời ngời thì tới Nguyễn Khải xây dựng đất nước.

Mày muốn đậu tốt nghiệp hả? Phải phân tích cho tốt “Từ ấy” của Tố Hữu. Mày muốn đậu vào Nhân Văn đi học báo chí hả? Hãy học thuộc bằng hết cái lũ dẫn chứng trong cái tập bút kí Sông Đà vô cùng vớ vẩn và xạo ke của Nguyễn Tuân. Học cho hết! Học bằng hết.

Thế là tôi đã học bằng hết. Tôi đậu đại học. Và tôi thơ ngây nghĩ rằng họ nhất định là những tác giả vĩ đại nhất của thời đại chúng tôi. Cái đó là sản phẩm của các nhà giáo dục và soạn sách giáo khoa, tôi gọi là DỐI TRÁ Version 3.0

Sau này tôi còn biết thêm, ngoài miền Nam này, có hẳn một dòng văn học phát triển vô cùng rầm rộ, rực rỡ với đầy các tác giả giỏi hơn gấp trăm lần mấy cái bài đọc vớ vẩn trong sách giáo khoa của tôi. Nhưng thật kì lạ thay, cả 7 năm trung học và 4 năm đại học, thứ văn chương và báo chí duy nhất mà tôi được học đều của miền Bắc. Lũ soạn sách giáo khoa đã nhắm mắt cho qua luôn một vùng đất và cả một nền văn học quan trọng. Chúng thật có trách nhiệm với lớp trẻ.

Nếu bạn chỉ học và lớn lên với từng ấy sách vở, một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, thứ văn chương họ đang dạy bạn là một bầu trời của những lừa dối. Đất nước ta hồi đó có chiến tranh, ai cũng anh hùng cả, nhưng ai cũng đau khổ hết. không có ai sướng lên cầm súng nã đạn vào người khác. không có ai thấy việc mò lên rừng lên suối là tươi mới ngời ngời “dành riêng cho Đảng phần nhiều” cả.

Giờ cũng vậy, người ta vẫn dạy tụi trẻ con những điều dối trá và những thứ thơ văn của các kẻ nói dối không biết ngượng ấy. Và họ chờ đợi là chúng tôi ra đời trở thành những người tử tế, biết nói thật, biết trân trọng và yêu quý lịch sử của họ.

Xin lỗi, lịch sử không có đất dành cho những kẻ nói dối, những nhà thơ bán linh hồn cho quỷ, không biết tôn trọng nghề viết của mình và sẵn sàng quay lưng lại với cuộc sống này đâu. Bởi có biết bao người khác, khi không viết được đã ngừng viết, để khỏi phải nói dối thêm, lừa thêm, anh Xuân Diệu hay bác Tố Hữu ạ!

Cũng đừng có ai mong đợi tụi trẻ con sẽ yêu văn học, yêu lịch sử, tới chừng nào lũ soạn sách giáo khoa dẹp hết mấy bài giảng vừa đạo đức giả vừa dối trá đó đi.

Và giờ đây, vào năm 25 tuổi, tội đang đọc “Quốc văn giáo khoa thư” của Trần Trọng Kim, trong ấy có 1 bài tập đọc thế này

Quốc văn giáo khoa thư - giờ bán đầy ngoài nhà sách, dễ đọc, dễ hiểu.
Quốc văn giáo khoa thư – giờ bán đầy ngoài nhà sách, dễ đọc, dễ hiểu.

KÍNH TRỌNG NGƯỜI GIÀ CẢ
 

Một lũ học trò ngồi xúm xít ở hàng nước, đang cười cười nói nói. Có một cụ già lưng còng, tóc bạc, cũng muốn vào hàng nước nghỉ. Nhưng mấy cái ghế chật ních cả rồi, cụ cứ loanh quanh (xa xẩn) đứng ở ngoài.Một cậu học trò ít tuổi nhất, thấy thế, vội vàng đứng ngay vậy, nhường chỗ mời cụ ngồi. Sau lại cầm hộ cả cái điếu đưa cho cụ hút thuốc. Mấy cậu ngồi bên cạnh, bây giờ cùng bảo nhau ngồi dồn lại cho rộng chỗ.Cụ già ăn thuốc xong, khen các cậu rằng:

“Các cậu là học trò tràng nào, mà khéo học được những điều lễ phép như thế! Lão đây thật lấy làm quí hoá cái nết của các cậu”.

Giải nghĩa: Xúm xít: tụ họp nhiều người lại một chỗ. Chật ních: không còn chỗ hở nào. Cầm hộ: cầm giúp (hộ là tiếng quen dùng ở miền Bắc). Ăn thuốc: (lối nói quen dùng ở miền Bắc) tức hút thuốc lào. Tràng:(tiếng quen dùng ngày xưa) trường. Lão: tiếng người già tự xưng.

 

Giờ thì tôi thấy, để làm trẻ con tử tế, có lẽ chỉ cần học đàng hoàng hết quyển sách này trong mấy năm cũng là được. Thế đi cho đẹp trời!

Khải Đơn

PS: Ai cũng nói dạo này blog mình tiêu cưc quá. Từ mai nghỉ lễ, mình vừa đi chơi sẽ vừa chỉ viết toàn về những điều tươi đẹp thôi 🙂 hí… hí.

Advertisement

25 bình luận về “Chuyện học văn = ĐIỀU DỐI TRÁ TO BỰ

Add yours

  1. Ê em cmt bằng đt nè, ngầu hong, hihi.
    Được một bữa nghỉ ngơi hong lo ngủ sớm, lấy sức dìa nhà ngày mai mà thức phia la ó lộn bàn lộn ghế dậy đó. Hây da..

    Thích

  2. Nhân bài viết mới nhất của em Khải Đơn, mình xin mạo muội dự đoán đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 như sau:
    (Thời gian làm bài 180 phút, không tính thời gian mở phao thi, quay tài liệu và ném bài cho bạn)
    Câu 1:
    a) Anh/chị hãy cho biết đâu là Kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho mọi hành động Cách mạng, cũng như suốt đời anh/chị phải học tập và làm theo?
    b) Tại sao đó lại là Chủ nghĩa Marx-Lê nin và tư tưởng…. (5 điểm)
    …..
    Câu 2:
    Bài thơ “Từ ấy” của tác giả Tố Hữu là bài thơ tuyệt hay nói lên ý nghĩa cao đẹp của sự giác ngộ Cách mạng của một thanh niên yêu nước, giữa lúci chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, lầm than
    Anh/chị hãy nêu đủ 5 ý mà giáo viên dạy Văn đã gạch đầu dòng trên lớp và trong sách văn mẫu để làm rõ ý nghĩa nói trên (3 điểm)
    ….
    Câu 3:
    Trong bài thơ “Đời đời nhớ ông”, tác giả Tố Hữu đã viết:
    ” Yêu biết mấy, nghe con tập nói.
    Tiếng đầu lòng con gọi Xít – ta lin”.
    Thế hệ đi trước đã coi trọng việc học ngoại ngữ đến thế, anh/chị lớn lên dưới mái trường XHCN, hãy cho biết quan điểm về việc học ngoại ngữ trong thời đại hiện nay. (2 điểm)

    Thích

    1. Cái này, nói theo cách của Khải Đơn, gọi là lọt vào mê hồn trận DỐI TRÁ Version 3.0.
      Thôi ráng trèo lên miệng giếng để nhìn bầu trời, đừng để đám dối trá giam hãm bạn ở đáy giếng hoài, bạn nhé.

      Thích

  3. Không có những bài thơ, bài văn, những bài ca sôi sục ý chí như thế thì VN k thể thắng dc quân xâm lược và sẽ k có Khải Đơn ngồi chửi rủa cha ông như bây giờ!

    Thích

    1. Và cũng không có Trần văn Truyền, Hồ xuân Mãn, Cả Lú, Đồng chí X, và lũ Giòi Bọ tham nhũng tiền Tỷ…

      Thích

  4. Chửi rủa mà không làm gì để thay đổi được thực tế thì tốt nhất nên im lặng. Mỗi người có một cái mạng thôi.

    Thích

  5. Nếu lấy bối cảnh bây giờ mà ngồi phán xét những gì xảy ra trong quá khứ thì phán xét ấy có đúng không? Mỗi bối cảnh lịch sử, con người sẽ suy nghĩ, hành động, cư xử theo một lối riêng. Mình cũng say mê Văn học. Văn học không dối trá mà hướng con người vào những suy nghĩ trong sáng, tốt đẹp. Xin hãy phân biệt con người cá nhân của nghệ sĩ với sản phẩm sáng tạo của họ. Họ có thể là những người rất tầm thường nhưng nếu những tác phẩm của họ khơi gợi những điều tốt đẹp trong tâm hồn con người thì những tác phẩm đó vẫn đáng trân trọng. Văn học ở đâu cũng vậy thôi. Xin đừng nói rằng Văn chương là lừa dối vì Văn chương là một ngành nghệ thuật với mục đích là thi vị hoá cuộc sống.

    Thích

    1. Thế bạn nghĩ thế nào về một thằng ăn cướp mà lên giọng dạy đạo đức? Thế bạn hiểu thế nào về câu nói (của Aragon) : “Le style, c’est l’homme”; về câu nói “Chủ nghĩa cộng sản là một cái bánh vẽ”?

      Thích

  6. Còn tác phẩm ấy có phải là Văn chương hay không thì tuỳ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Nếu thấy hay, thấy rung động, thì đó là văn chương. Rõ ràng, văn học XHCN làm cho người ta bớt thấy buồn khổ bởi thực tế khốc liệt của chiến tranh.

    Thích

    1. Vâng, tôi nghe bạn rõ 5/5. “La verité, comme la lumière, aveugle. Le mensonge, au contraire, est un crépuscule qui met chaque objet en valeur” (Albert Camus). Hèn chi văn học XHCN toàn những thứ nói láo. Không phải vô cớ mà “vô sỉ” Tố Hữu viết về Nguyễn Văn Trỗi rằng: “Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần” chứ không nói “bốn lần”.

      Thích

    2. Vâng, tôi nghe bạn rõ 5/5. “La verité, comme la lumière, aveugle. Le mensonge, au contraire, est un beau crépuscule qui met chaque objet en valeur” (Albert Camus). Hèn chi văn học XHCN toàn những thứ nói láo. Không phải vô cớ mà “vô sỉ” Tố Hữu viết về Nguyễn Văn Trỗi rằng: “Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần” chứ không nói “bốn lần”.

      Thích

  7. Công sức của thế hệ cha anh cần phải được nhìn nhận xứng đáng. Còn thế hệ trẻ, có rất nhiều việc các bạn ấy phải làm để đưa đất nước đi lên chứ không phải là ngồi than vãn về những sai lầm của ngày xưa.

    Thích

    1. Tôi thuộc thế hệ 5x, sống ở Khánh Hòa, cần phải nói rằng: Thế hệ cha anh, xét về sự trung thực, có nhiều kẻ chỉ đáng cầm c.. cho thế hệ trẻ bây giờ để cho chúng đái vào mặt cho biết thế nào là liêm sỉ.

      Thích

  8. Mình muốn hỏi, nếu bạn đọc những bài thơ của Tố Hữu, CLV, XD ấy mà không bỏ qua ý kiến của GV hay của ông Nguyễn Đăng Mạnh, kiều như đọc 1 tác phẩm mà chưa nghe nói gì về nó, biết đến tác giả , hoàn cảnh sáng tác của nó, thì bạn nghĩ thế nào về nó?

    Mình thấy có người nói ko thể thích được các tác phẩm phục vụ cho chính trị,có ác cảm với các tác phẩm ấy từ trước khi đọc nó. Lúc đi học, dù ko nhiều lắm nhưng nếu thích bài nào thì đến giờ mình vẫn thích, đọc Việt Bắc vẫn thấy tình cảm, đọc Ngắm trăng vẫn thấy nó là 1 bài thơ hay. Có lẽ là từ hồi đó đến giờ, mình chẳng liên hệ các bài thơ ấy tinh thần CM, cũng không bị ảnh hưởng nhiều của giáo viên ( dù nghe giảng với đọc Phân tích và bình giảng văn học thì vẫn thấy tuyệt vời lắm), chỉ thấy hay thì thích thôi. Bạn đã từng thích những bài thơ ấy, thích tác giả ấy, và mình tin là bạn đã thích chúng thật chứ ko phải vì Gv giảng thế ( Gv nào chẳng phân tích “mùa lạc” là tác phẩm hay mà bạn đâu có thích nó) , thì liệu có phải chỉ vì chúng là thơ CM,để phục vụ Đảng nên bạn ghét nó hay ko? Hơn nữa, thời chiến tranh ấy, Đảng thực sự được mọi người tin tưởng, vào Đảng là vinh dự, thì những cảm xúc ấy đâu phải ko có phần sự thật.

    Còn về Dối trá ver 2&3 thì mình đồng ý 100%. Có lúc mình nghĩ,có phải nhiều người học văn trong sgk, thấy toàn tác phẩm xuất sắc của những tg vĩ đại mà thấy cũng chẳng hấp dẫn gì lắm,nên mất hứng thú với sách hay ko? Và mình ghét cả cái trò đếm ý chấm điểm trong khi chấm văn nữa.Học hết cấp 3, mình hoàn toàn tin là mình không thích thơ vì dù học cả trăm bài từ thơ Việt đến thơ Tàu và cả thơ Nga, mình chỉ thích có vài bài. Mình cũng đã tin là mình không có khả năng cảm nhận cái hay cái đẹp của thơ vì phân tích bài theo ý mình thì điểm chẳng bao giờ cao do luôn được phê là ” thiếu ý”, hoặc thường xuyên không thấy được nét đặc sắc trong tác phẩm mà cô giáo phân tích. Và cái cảm giác tự ti sợ sai sợ thiếu ấy theo mình rất lâu sau này khi mình phải/ muốn viết 1 cái gì đó theo ý mình.

    Đã thích bởi 2 người

  9. Đọc bài này, em nhớ tới mấy câu thơ của Chế Lan Viên:
    “Anh là tháp Bayon bốn mặt
    Giấu đi ba, còn lại đó là anh
    Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
    Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình.”
    Trời ơi, CLV đã từng làm bao người sảng hồn (trong đó có em T.T) vì họ không ngờ CLV đã từng đau khổ day dứt như vậy khi ngợi khen Đảng.
    Khi văn học chỉ là một con cờ của chính trị thì nó mất hết hoàn toàn giá trị và sức ảnh hưởng trong lòng người đọc. Nghĩ có tí tẹo buồn

    Thích

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: