Thức uống của quỷ (1): Ly cafe đầu tiên

devil“Devil’s Cup” là một trong những quyển du ký mà tôi thích nhất, của tác giả Stewart Lee Allen. Đó là hành trình của cafe, của một tín đồ đi tìm kiếm cafe trong hàng chục năm, từ châu Phi đến châu Á, đến tất cả nơi đâu có dấu tích của cafe. Với tôi, nó thú vị như thể tôi có thêm một tách cafe loại mới mỗi sáng để ngồi nhâm nhi thử, có lúc thơm lừng, khi bị sốc đến ngây ngất, đôi khi cũng… cụt hứng, nhưng mà thế là được. Đời mà… cần cafe thôi…

Thế nên lúc rảnh tôi dịch lại những chỗ tôi thích. Tôi cũng chẳng chuyên dịch cái gì và cũng dốt tiếng Anh, nên cũng sẽ hơi lung tung. Nếu bạn thấy tôi sai thì sửa giúp :|.

Mời bạn đọc chơi!

LY CAFE ĐẦU TIÊN

“As with art’tis prepared, so you should drink it with art”

Abd el Kader (sixteenth century)

Nairobi, Kenya

1988

“Ethiopia là nơi tuyệt nhất.” – Mắt Bill sáng lên –  “Đồ ăn ngon nhất, anh bạn ạ! Và gái Ethiopia…”

“Không gái gú gì hết!” – Tôi nói. Bill, một tay thợ sửa ống nước ở miền Đông và cũng là một vị sư chùa, quá phấn khích với việc kiếm cho tôi một em gái nhưng thiếu thận trọng; lần nỗ lực gần đây nhất của anh chàng trong việc mai mối cho tôi đã kết thúc ở chỗ khiến tôi phải đối phó với một em gái điếm Kenya to gấp đôi tôi, luôn miệng gào lên “Em đã sẵn sàng để yêu đây!”

“Không gái gú gì nữa!”- Tôi lặp lại, cảm thấy hơi rùng mình. “Đừng có nghĩ tới gái gì nữa đấy!”

“Cậu chẳng cần phải ngủ với tất cả các cô ấy đâu!” – anh ta liếc mắt nhìn tôi vẻ đưa đẩy. “Nhưng cậu sẽ thích!”

“Tôi không chắc lắm đâu!”

“Và cả buna, á à! Loại buna ngon nhất trên thế giới.”

Buna? Là thứ gì thế?”

“Cà phê” – anh chàng nói – “Ethiopia là quê hương của cà phê”.

Vậy là nơi đến đã được xác định. Chúng tôi lên đường đến Ethiopia để ăn trưa. Ở miền bắc Kenya này, xe bus rất hiếm, vì thế chúng tôi đành phải đi quá giang trên thùng sau xóc nảy của chiếc xe tải “Tata” chở đầy nước ngọt. Đó là một hành trình đơn độc, suốt 20 giờ đi qua những rặng đá ám nắng đen sì và những đồng cỏ xanh xao. Dấu hiệu duy nhất cho thấy con người có ở đây là những chiếc xe bus thủng lỗ chỗ đạn súng máy bị bỏ lại bên vệ đường. Chúng tôi không lo lắng lắm về bọn cướp (có hai tay súng bảo vệ trên xe của chúng tôi). Nhưng trong 7 giờ suốt chuyến đi, chúng tôi đã đi ngang một chiếc xe tải mà trước đó đã đồng ý cho chúng tôi đi nhờ nhưng sau chúng tôi lại từ chối. Trục xe đã bị gãy làm đôi trên đường nhựa, khiến xe bị lật úp, tài xế và chừng nửa số hành khách đã chết. Những người sống sót, những tay lính Masai cao đến cao khoảng 2m, với áo choàng đỏ truyền thống và dái tai kéo dài, cứ đứng sững gần đó khóc và liên tục chỉa những ngọn giáo mang theo lên nền trời. Một người lính Masai khác bị nghiền nát dưới một đống những mảnh vụn chai Pepsi vỡ tan.

Khi chúng tôi đến Ethiopia, cửa khẩu đã đóng. Anh lính biên phòng duy nhất đứng đó rất thân thiện nhưng cứng rắn – không người nước ngoài nào được phép vào Ethiopia. Bill nói cho anh biết rõ về tình hình của chúng tôi. Chúng tôi không hề muốn vào Ethiopia, Bill giải thích. Chúng tôi chỉ muốn đến thăm ngôi làng Moyale, vốn chỉ có một nửa nằm bên trong Ethiopia.Bill tỏ vẻ lí lẽ, chắc chắn là chúng tôi được phép chứ, phải không?

Anh lính cân nhắc. Đúng là vậy, anh nói, người nước ngoài được phép đến thăm làng Moyale trong ngày. Rồi anh lắc đầu: nhưng không phải vào ngày Chủ Nhật. Anh nhắc chúng tôi, Ethiopia là một quốc gia Thiên Chúa Giáo.

Bill cố gắng thử nài nỉ thêm lần nữa. Có nhà nghỉ cho khách du lịch đến Ethiopia ở làng Moyale không? – Hắn hỏi. Tất nhiên là có, anh lính nói. Có phải chúng ta định đến đó không nhỉ?

“Owwww”, Bill thở ra với giọng lạc quan của người Ethiopia.

“Không có vấn đề gì” , anh lính nói, “Các anh cứ đi thẳng và nhà nghỉ nằm ở bên tay trái.”

Khách sạn nhà nước luôn tính giá đắt, vì thế chúng tôi nghỉ ở một nhà hàng địa phương – chính xác hơn là một túp lều, với sàn nhà nền đất và mái lợp bằng cỏ khô. Thức ăn ngon tuyệt:  món doro wat (gà cay hầm với món bơ ôi), injera (bánh kếp lên men), và tej (rượu mật ong). Và đến cafe.

Người Ethiopia đã uống cafe trong khi người châu Âu vẫn còn uống bia trong bữa sáng, và hơn một thế kỉ qua một nghi thức đã hình thành trong việc tạo ra cà phê. Đầu tiên, các hạt cafe xanh được rang tại bàn. Chủ quán sẽ chuyền những hạt cafe vừa rang còn bốc khói đi xung quanh để mỗi vị khách đều thưởng thức được trọn vẹn hương thơm của cafe. Một nghi thức gần giống lời cầu nguyện hoặc một bài hát thơ, ca ngợi tình bạn được xướng lên, và hạt cafe được nghiền thành bột trong một chiếc cối đá, và cuối cùng được pha để uống.

3693981082_dfd6a2c38e_o

Đó là cách cô chủ nhà hàng pha cafe cho chúng tôi hôm đó và, dù tôi đã từng thấy quy trình này nhiều lần trước đó, chưa bao giờ nó lại dễ thương đến vậy. Cô chủ là một phụ nữ nông thôn Ethiopia điển hình, cao, duyên dáng, và xinh đẹp một cách kì lạ. Cô vận khăn choàng màu cam và tím khiến cả chiếc lều tối như tỏa sáng. Và cafe của cô, được rót vào một chiếc cốc nhỏ không có tay cầm kèm theo một cành cây khô của loại thảo mộc có mùi giống gừng, thành một món uống ngon tuyệt.

Trong nghi thức đầy đủ có thể kéo dài đến một giờ, bạn phải uống liền ba cốc, Abole-Berke-Sostga, một – hai – ba, để mừng cho tình bạn.

Thật không may mắn lắm, cô chủ của chúng tôi chỉ có đủ số hạt cafe pha cho mỗi người một cốc. Ngày mai quay lại đây, cô nói, sẽ có thêm cafe. Màn đêm dần phủ xuống, chúng tôi vội vàng ra đi để về lại phía biên giới Kenya. Tuy nhiên, ngày sau đó, những người lính biên phòng đã từ chối cho chúng tôi quay trở lại Ethiopia. Chúng tôi đứng cãi cọ ở biên giới suốt nhiều giờ, nhưng chẳng có gì, cả những lí lẽ lẫn tiền đút lót, có thể thuyết phục họ cho chúng tôi trở lại để giữ lời hứa uống cốc cafe thứ hai.

Addis Ababa is the city where you can have world-class coffee less than a $ almost everywhere.

Suốt mười năm sau đó, Ethiopia bị chia cắt thành nghìn mảnh. Hàng triệu người chết vì nạn đói, nội chiến bùng nổ, và cuối cùng quốc gia đó bị chia làm hai. Đời tôi khó có thể có một chuyến đi tốt đẹp hơn đến đất nước này. Tôi đã sống ở bốn lục địa, 11 thành phố, đôi khi chuyển chỗ đến năm lần trong một năm. Thứ duy nhất khiến tôi chịu đựng được tất cả những điều đó là ý nghĩ vào tuổi 35, tôi luôn có thể buông bỏ mọi thứ và trở lại với con đường – “đi một chuyến”, như tôi thường thích nói đi nói lại, không phải là trở lại. . Có thể coi đó như một ước muốn tiêu cực chết người. Nếu tôi muốn trở thành một Phật tử, tôi có thể nghĩ đó là ước muốn được sống “Vô ngã”. Gì cũng được. Tuy nhiên, tôi lại vô tình yêu một người (cũng là một loại ước muốn chết người) và đã đến Australia để cưới cô ấy, , nhưng lộ trình định mệnh quá phức tạp nên không thể giải thích được, tôi sẽ đặt dấu chấm hết chođời mình bằng cách đến làm việc ở nhà tế bần Mẹ Theresa ở Calcutta cho đến khi chết.

Calcutta là thành phố vĩ đại nhất thế giới, và tôi sẽ kể bạn nghe vì sao: những đau khổ không chịu đựng nổi, sự kiêu căng, lòng từ thiện, óc sáng suốt, lòng tham không đáy luôn đi cạnh nhau, mặt đối mặt, hai mươi tư giờ mỗi ngày, không chút khoan nhượng  gì. Trên một chuyến xe bus, tôi thấy cảnh một phụ nữ gục xuống chết vì quá đói, còn bên kia đường những đứa trẻ mặc đồng phục trắng tinh không tì vết đang hào hứng la hét chơi khúc quân cầu; cách đó hai dãy nhà vừa đi qua tôi thấy một phụ nữ nhúng mình chìm xuống ao bùn đến tận cổ, đang chăm chú hướng về mặt trời cầu nguyện.

Nơi đây cũng tràn đầy cảm hứng cho người yêu đọc sách, chính ở đây, khi đi ngắm nghía vô số những quầy sách khắp nơi trong thành phố, tôi tìm được một bản thảo đáng lưu ý. Bản in rất khó đọc, và cách hành văn như thể theo một kiểu từ thời xa xưa, kiểu tiếng Anh trúc trắc của các tiểu lục địa. Tôi chẳng biết nó viết về cái gì, vì bìa sách đã rách mất từ lâu. Tôi cho rằng đó hẳn là một loại sách phổ biến,giống như những quyển sách thời thượng, nửa vời viết bằng tiếng Hindi đầy khoa trương nói về kiểu ăn uống thiếu cân bằng của người dân Phương Tây đã tạo ra một dân tộc hiếu động và là con đường ngắn nhất dẫn đến việc hủy diệt mẹ trái đất. Hầu hết nội dung quyển sách đều than phiền về những kẻ ăn thịt (người Hindu ăn chay) và những kẻ giết thịt bò để ăn (Con vật linh thiêng, với họ). Nhưng có một phần đã đập vào mắt tôi là phần than phiền về sự xấu xa của “một loại hạt màu đen và ma quỷ đến từ châu Phi”. Tôi trích dẫn lại ở đây:

“Liệu có lời tự vấn nào, tôi hỏi người đọc, rằng người ta vẫn nói những tên mọi đen của lục địa đó thường ăn hạt cafe trước khi hiến tế những nạn nhân còn sống của chúng cho thần linh? Người ta chỉ cần so sánh những xã hội uống cafe đầy bạo lực của phương Tây với những người uống trà yêu hòa bình ở phương Đông để nhận ra hệ quả đầy hiểm độc và tàn bạo mà thứ nước đắng đó có thể tác động lên linh hồn con người.”

“Muốn biết bạn là người như thế nào, thì hãy nhìn vào thứ mà bạn ăn” là câu ngạn ngữ phổ biến ở cả Ấn Độ lẫn California.Nhưng thứ chạm vào tôi là sự trái ngược với một quyển sách Pháp từ thế kỷ 18 mà tôi vô tình tìm được ở Hà Nội, Việt Nam. Quyển sách, tên Mon Journal, được viết bởi một nhà sử học và phê bình xã hội tên Jules Michelet, và trong quyển sách đó ông đã đề cập đến yếu tố cơ bản đã sinh ra một xã hội phương Tây được khai sáng đến sự chuyển mình của Châu Âu thành một xã hội uống cafe: “Về sự nảy nở rực rỡ của những ý tưởng sáng tạo, không nghi ngờ gì nữa, sự vinh danh này phải dành cho sự kiện đã tạo ra những thói quen mới và thậm chí thay đổi cả khí chất của loài người – đó là sự ra đời của cafe.”

ethiopia-coffee

Lúc đó tôi đã nghĩ, tại sao người Pháp lại cho rằng sự khai sinh của văn minh phương Tây lại liên quan đến một cốc espresso. Nhưng quan niệm của Michelet lại trùng hợp một cách đáng kinh ngạc với những nghiên cứu thời hiện đại chỉ ra rằng một số loại thức ăn có thể tác động đến lịch sử theo những cách không thể ngờ tới. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực được gọi là thực vật – dân tộc học(ethnobotany), đã đưa ra giả thiết rằng ăn một số loại nấm có thể làm thay đổi chức năng của não. Một số khác đã tường thuật rằng loài báo đốm linh thiêng từng được người Maya mô tả thực ra là một loài ếch mà các thầy tu thường hay ăn kèm để gây ảo giác. Các nghiên cứu gần đây đã đề cập đến loài hoa violet được tôn thờ của các vị pharaohs là linh thiêng vì tác dụng gây say sưa. Tất cả những loại thức ăn đó đều là dược liệu/chất gây nghiện, tất nhiên rồi. Nhưng cafe cũng thế – như một thứ chất gây ngiện, lẽ ra tôi nên nhận ra như vậy. Có lẽ Michelet đã nhận ra điều gì đó. Khi nào người châu Âu bắt đầu biết uống cafe, và nó đã thay thế cho thức uống gì trước đó? Tôi không có chút đầu mối nào. Lúc đó tôi cũng chẳng biết rằng để tìm ra câu trả lời đó tôi phải làm một hành trình đi hết ¾ vòng quanh trái đất, tính ra khoảng hai mươi ngàn dặm, trên xe lửa, trên cánh thuyền buồm, xe kéo, máy bay chở hàng và, thậm chí, cả trên lưng lừa. Ngay cả lúc này, khi đang viết những trang này, tôi vẫn chưa biết mình sẽ viết ra điều gì. Lúc này, những trang viết giống một cậu chuyện dông dài của một gã nghiện đang ngập ngụa trong cafein; vào lúc khác, lại là một bài nghiên cứu hoàn toàn đáng tin cậy.Tất cả những gì tôi biết được ở Calcutta là nơi hợp lí nhất để tìm lời xác nhận cho mệnh đề của Michelet chính là ở vùng đất nơi cafe đã được phát hiện lần đầu tiên vào hơn 2 ngàn năm trước; đó là đất nước tôi đã chờ hơn một thập kỉ để được quay lại thăm.

Đã đến lúc lên đường đến Ethiopi và uống cốc cafe thứ hai ở đó.

Stewart Lee Allen

Khải Đơn dịch

Advertisement

9 bình luận về “Thức uống của quỷ (1): Ly cafe đầu tiên

Add yours

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: