Khi Eli Beer 6 tuổi và đang trên đường đi học về, ông chứng kiến cảnh tượng một chiếc xe bus bị đánh bom ở Jerusalem. Ông kể lại: “Anh em tôi đi học về ngang qua một chiếc xe bus, nó bốc cháy trong mắt tôi. Rất nhiều người bị thương và bị chết. Tôi nhớ một ông lão đã gào thét về phía chúng tôi cầu xin chúng tôi giúp đỡ. Ông ấy chỉ muốn có ai đó giúp ông. Và chúng tôi thì quá sợ hãi nên đã bỏ chạy.”

Ký ức thương đau này lại chính là cảm hứng khiến Eli mong ước làm nghề gì có có thể cứu được người. 15 tuổi, anh tham gia khóa học cấp cứu và trở thành tình nguyện viên cho một xe cấp cứu. Nhưng ngay sau đó, ông nhận ra rằng khi ai đó thực sự cần được ứng cứu y tế thật nhanh thì chiếc xe cấp cứu lại không thể đến được, vì kẹt xe, vì khoảng cách quá xa.
Ông nhớ lại một kỉ niệm rất buồn: “Hôm đó, chúng tôi nhận được điện thoại để đến cấp cứu một cậu bé 7 tuổi bị hóc bánh hot dog. Kẹt xe quá dữ dội, và chúng tôi phải đi từ bên kia thành phố để đến phía bắc Jersalem. Khi chúng tôi đến nơi, tức là mãi 20 phút sau, chúng tôi tiến hành cấp cứu. Một bác sĩ ở gần đó nghe còi xe cấp cứu nên chạy đến, ông kiểm tra cậu bé và bảo chúng tôi ngừng lại. Ông nói cậu bé đã chết rồi.
Vào khoảnh khắc đó, tôi hiểu rằng cậu bé đã chết chẳng chút nghĩa lí gì. Nếu vị bác sĩ sống gần nhà đó biết cậu bé cần được cứu và đến sớm hơn chúng tôi 20 phút, chứ không phải đợi đến lúc nghe còi xe cấp cứu mới biết, có lẽ ông chính là người sẽ cứu được đứa trẻ. Ông chỉ cần chạy đến và cứu thằng bé.”
Năm 17 tuổi, Eli thành lập một nhóm cấp cứu có cùng ý nguyện với mong muốn cứu những mạng sống đang gặp nguy bằng cách nghe thông tin từ cảnh sát và chạy đến hiện trường thảm họa, nơi có rất nhiều nạn nhân đang cần cấp cứu. Eli từng kể rằng khi ông và nhóm các bạn trẻ đến đề nghị sẽ hỗ trợ trung tâm cấp cứu bất cứ nơi nào gần họ và họ có thể bỏ mọi việc để chạy đến giúp, trung tâm đã đuổi ông và đám bạn ra khỏi phòng làm việc.”
Nhưng Eli Beer đã không dừng mọi việc tại đó. Anh ra chợ Israel và mua hai cái máy lậu để dò sóng của cảnh sát . Anh bắt đầu nghe trộm các thông tin về thảm họa.
Chỉ 1 ngày sau đó, Eli nghe trên radio nói có một ông lão 70 tuổi bị xe tông cách nhà anh chỉ một con đường. Anh chạy bộ đến, không có chút thiết bị y tế. Ông lão 70 tuổi nằm trên đường, máu chảy ra từ cổ. Ông chảy máu liên tục. Ông đã tháo chiếc mũ yarmulke (*) và chặn vào chỗ chảy máu. Khi xe cấp cứu đến 15 phút sau đó, Eli đã trao cho họ một bệnh nhân – còn sống.
Eli đã xúc động nhớ lại: “Khi tôi đến thăm ông lão 2 ngày sau đó, ông ôm tôi và khóc, cảm ôn tôi đã cứu sống ông. Vào khoảnh khắc đó, tôi nhận ra đây là người đầu tiên tôi từng cứu sống trong suốt 2 năm đi tình nguyện cấp cứu. Tôi biết, đó là sứ mệnh của cả đời mình.”
Ý tưởng đó đã trở thành tổ chức United Hatzalah, trong tiếng Hebrew có nghĩa là “cứu người”, dựa trên nguyên tắc hoạt động ban đầu của nhóm 15 người đó, nhưng là với 2000 tình nguyện viên.
Các tình nguyện viên giờ không còn phải “nghe trộm” radio của cảnh sát như Eli Beer 25 năm trước nữa. Họ có một ứng dụng GPS trên điện thoại của mỗi thành viên. Khi một cuộc điện thoại cầu cứu nào đến, 5 tình nguyện viên ở gần nhất sẽ nhận được cuộc gọi này, và họ sẽ đến đó nhanh nhất, theo sự chỉ dẫn đường xá cũng trên điện thoại. Thời gian phản ứng cho một ca cấp cứu giảm xuống rất nhiều.
Đặc biệt hơn, đội cấp cứu của Eli Beer không phải là xe hơi cồng kềnh, mà chỉ là những chiếc xe máy cấp cứu. Mỗi thành viên sử dụng một xe máy để di chuyển, với một số thiết bị y tế mang theo. Họ không vận chuyển người bệnh mà chỉ đến, sơ cứu khẩn cấp, ổn định tình hình, rút ngắn thời gian và chờ xe cấp cứu lớn đến đưa người về bệnh viện. Xe máy cấp cứu không bao giờ kẹt xe. Họ chạy lên cả vỉa hè, không mắc kẹt trong đám đông nào và đến rất nhanh.
Sau vài năm tổ chức trong cộng đồng Do Thái, Eli Beer nhận được lời đề nghị từ một người Hồi Giáo gọi đến từ miền đông Jerusalem. Đó là Muhammad Asli. Muhammad kể rằng cha của ông đột quỵ ở nhà, tim ngưng đập, mà mãi 1 giờ sau xe cấp cứu mới tới. Anh đã phải nhìn cha chết trước mắt mà chẳng giúp được gì. Muhammad nói: “Hãy làm việc này ở cả miền Đông đi!” – Và đó là lí do cái tên United Hatzalah ra đời – nghĩa là cấp cứu và không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, người Do Thái hay Hồi Giáo.
Eli Beer hạnh phúc kể lại rằng: “Khi cha tôi đột quỵ vài năm về trước, một trong những tình nguyện viên đầu tiên đã đến kịp và cứu cha tôi là những bạn Hồi Giáo từ miền Đông Jerusalem ngày trước đã tham dự khóa đào tạo đầu tiên của United Hatzalah. Anh ấy đã cứu mạng cha tôi.”
Chỉ trong năm 2012, tổ chức cấp cứu của Eli đã cứu 207.000 người, 42.000 người trong số đó đang trong tình trạng nguy kịch. Trong khi các tổ chức ứng cứu tại Israel cần 10 phút (hoặc 20 phút nếu ở nông thôn) để đến hiện trường tai nạn, tình nguyện viên của United Hatzalah chỉ cần 3 phút. Có những người đã được cứu bởi tình nguyện viên còn đang mặc bộ pyjama ngủ nhưng vẫn chạy đến hiện trường.
Eli Beer và United Hatzalah của ông đã có phản ứng nhanh trong một số tình huống nguy cấp nhất, trong thời chiến và trong cả các vụ đánh bom khủng bố. Năm 2010, ông được tôn vinh là Nhà hoạt động xã hội của năm tại Israel. Hai năm sau, ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo của Diễn Đàn Kinh Tế Trẻ Toàn Thế Giới.
Những chiếc xe máy cấp cứu của Eli Beer giờ đã có mặt tại Mỹ, ở tòa tháp thương mại WTC trong thảm họa 11/9, và tiếp tục xuất hiện ở Australia, Mexico, Panama, Brazil trong những năm sau này.
Tổng hợp lại đọc chơi
Reblogged this on Hiệp sĩ hạt đào ba quả táo.
ThíchThích
Reblogged this on Fairydreams Nguyen and commented:
Ở Việt Nam, tai nạn giao thông đầy rẫy, và xe cấp cứu thì quá chậm. 🙂
ThíchThích