“Người trong bóng tối” (Paul Auster): Những giấc ngủ đào bới cái chết

Nếu bạn thích phim ảnh và thích đọc review phim thì “Người trong bóng tối” của Paul Auster là một quyển vừa vặn để bạn đọc. Theo bản in của Phương Nam Book thì 220 trang, mỏng tanh, nhưng đây là tiểu thuyết nha, không phải sách review phim đâu 😀

paul auster Quyển truyện này có nhiều tuyến, giống hệt như khi mình xem một bộ phim với nhiều dòng phân cảnh chạy song song vậy. Ở lớp 1, có một gã tên Owen Brick – đang bò lên từ một cái hố – thấy New York tiêu đời rồi và hắn là cảm tử quân – phải đi giết một ông trùm nào đó. Ở lớp 2, một nhà văn già tên August Brill đang ở cùng con gái và cháu gái, xem phim tối ngày, tới đêm thì lại nghĩ đến người vợ vừa mất vì ung thư. Ở lớp 3, đứa cháu gái của Brill – tên là Katya, cũng đang xem phim, để tìm cách không nhắc lại câu chuyện về người bạn trai mình vừa chết trận ở Iraq.

Câu chuyện diễn ra trong đầu 3 người này, thỉnh thoảng cũng lòi ra vài hành động có vẻ “ghê gớm” động tay động chân chút ít, nhưng không có gì đáng kể  – ngoại trừ anh chàng Owen Brick cứ phải chạy tới chạy lui trốn vì không muốn trở thành cảm tử quân đi giết ông trùm (vốn là người hắn chẳng quen biết và chẳng tìm ra lí do gì để giết ông). Nếu không để ý, bạn có thể lạc mất trong mạch truyện.

Còn lại, cả quyển sách chỉ là những đêm mơ màng mà ông August Brill suy tưởng về cái chết, về kí ức với vợ ông, về việc làm sao mà nói chuyện với con gái, cháu gái – sau những chông chênh đổ vỡ vì cái chết.

Cũng có những phần tuyệt đỉnh về điện ảnh, khi cô gái Katya tranh luận với ông ngoại về những bộ phim họ xem chung. Những đoạn ấy có thể là đỉnh cao của nghệ thuật review phim ảnh. Tôi thực sự si mê khi xem những đoạn ấy, nên trích ra ở đây cho bạn đọc cùng một đoạn:

“Đêm nay cháu mới thấy được điều ấy. Nhưng có lẽ cháu đang phát hiện ra cái gì đó thật, vì cháu thấy những ví dụ của nó ở cả ba bộ phim. Ông có nhớ mấy cái đĩa ăn trong phim Ảo tưởng lớn lao không?

Mấy cái đĩa ư?

Ngay trước lúc hết phim ấy mà ông. Gabin nói với người đàn bà Đức rằng anh ta yêu bà ấy, rằng anh sẽ trở lại tìm hai mẹ con bà khi chiến tranh kết thúc, nhưng tụi lính đang đến gần, và anh ta và Dalio phải cố vượt biên giới sang Thụy Sỹ trước khi quá muộn. Bốn người bọn họ ngồi ăn bữa cuối cùng với nhau, rồi đến lúc họ phải chia tay. Tất cả thật cảm động, tất nhiên rồi. Gabin và người đàn bà đứng ở lối cửa, có thể họ sẽ không bao giờ gặp nhau nữa, nước mắt của người đàn bà, rồi cảnh hai người đàn ông mất dạng trong đêm tối. Sau đó Renoir cắt ngay vào cảnh Gabin và Dalio đang chạy trong rừng, và cháu cuộc tiền với ông là tất cả các đạo diễn khác trên thế giới sẽ bám cái cảnh ấy cho đến hết phim. Nhưng Renoir thì không. Ông ta là thiên tài – cháu nói thiên tài có nghĩa là ông ta có sự thấu hiểu, có lòng cảm thông sâu sắc – nên đã trở lại cảnh người đàn bà và đứa con gái còn nhỏ, góa phụ trẻ tuổi đã mất chồng trong cuộc chiến điên rồ nọ, và bà ấy đã làm gì? Bà ấy quay vào trong nhà, đối mặt với cái bàn ăn và đống đĩa chưa dọn dẹp còn ở nguyên đó. Hai người đàn ông đã đi rồi, và vì họ đi rồi, những cái đĩa ấy liền trở thành dấu hiệu cho sự vắng mặt của họ, nỗi đau khổ của phụ nữ khi đàn ông phải đi lính đánh nhau, và rồi không nói một lời, bà ấy nhặt nhạnh chỗ đĩa ấy để dọn bàn, lần lượt từng cái một. Cảnh ấy kéo dài bao lâu? Mười giây? Mười lăm giây? Chỉ thế thôi, nhưng nó làm ta ngạt thở, có phải không ạ? Nó làm ta thật sự não hết cả ruột.”

Đó là đoạn cháu gái Katya bình về bộ phim “Grand Illusion” (Ảo tưởng lớn lao), một đoạn bình phim đúng điệu nhà nghề, có lẽ vì Paul Auster cũng là một nhà văn cũng kiếm sống bằng nghề bình phim nên… không giấu nghề được. Trong truyện còn có thêm 3 đoạn review 3 phim khác cũng rất hấp dẫn.

Trong đoạn bình ấy, người ta cũng có thể cảm thấy Katya có một cái gì đó dường như là quá già, quá nghĩ ngợi, cứ như thể cô bé đang ngắm nghía các nỗi buồn chia ly hoặc ngôn ngữ câm lặng của nỗi buồn. Nhưng với một đứa trẻ nằm trong bóng tối với một ông già, liệu có nỗi buồn nào không thể già nua thêm?

Giữa cuộc chạy trốn đầy kịch tính kiểu phim hành động của Owen Brick trong New York tan hoang vì hủy diệt (bạn sẽ khám phá ra vì sao có cái phim hành động kì quái này trong truyện khi đọc), là những đêm August không ngủ được và nằm tán dóc với cháu. Cháu gái mới lớn đầy ắp các câu hỏi tò mò và trẻ trung:

“Ông vẫn chung thủy chứ?

Hoàn toàn chung thủy.

Thế lúc nào thì ông bắt đầu trượt dốc?

Có lẽ nói là chệch hướng thì đúng với hoàn cảnh của ông hơn.

Sa ngã vậy. Hàm ý tinh thần của hai chữ này có vẻ thích hợp với ông.

….

Ông có cảm thấy tội lỗi không?

.. Ông ơi, ông đừng tự giận mình nhiều quá thế. Bà đã đón nhận ông trở lại, đúng không nào?”

Cứ thế, lần lữa từng đêm mất ngủ, ông kể cho Katya nghe về tình yêu của ông dành cho bà, rồi khi bà bị ung thư và mất… Giống như những đêm khuya dưới ánh lửa, người truyền kí ức kể cho lớp trẻ nghe về các trải nghiệm của đời mình, August đã moi những tháng năm, kỉ niệm, cung bậc cảm xúc của mình ra, mổ xẻ từng phần một để cháu gái ông ngắm nhìn. Cứ mỗi lần kể ra một vùng tối, ông giống như lấy một phần quá khứ của mình ra, ném vào đống lửa, để cháu thấy cuộc sống có thể rực rỡ và đau khổ theo kiểu gì.

Quyển sách là hằng hà sa số những đoạn kể mạch lạc, xuyên qua vùng tâm trí của ông ngoại để cuối cùng đâm thủng lớp sương mù của cháu – nơi người bạn trai đã chết tại Iraq – đang xói mòn trái tim cô bé: “Đấy. Ông hiểu rồi chứ? Nếu cháu không xem nó thì mọi việc đã khác. Người ta ra trận, và đôi khi người ta chết. Mình nhận một cái điện tín hoặc một cú phôn, có ai đó bảo mình rằng con trai hoặc chồng hoặc người yêu cũ của mình đã chết trận. Nhưng mình không thấy chuyện ấy đã diễn ra như thế nào. Mình mường tượng trong đầu, nhưng không biết sự thật. Thậm chí nếu có ai đã chứng kiến rồi về kể lại, thì mình vẫn chỉ có những lời nói ấy thôi, những từ ngữ mơ hồ, muốn hiểu thế nào cũng được. Còn đây thì mình lại nhìn thấy hẳn hoi. Nhìn thấy họ đã giết chết anh ấy như thế nào. Nếu không có những hình ảnh khác làm khuất lấp cái đoạn video ấy đi, cháu sẽ chỉ còn nhìn thấy nó. Cháu không thể xóa bỏ nó được.”  – Chàng trai ấy đã chết thế nào để người yêu phải chôn vùi mình trong bóng đêm mà không gượng dậy nổi đến vậy?

Làm sao để August “phá băng” được sự phong kín và cứng đầu của một đứa trẻ cách ông ba thế hệ? Làm sao để cháu bé sống tiếp một cuộc đời đã bị đâm thủng vì cuộc chiến ở xa nó mấy chục nghìn km? Làm sao Owen Brick có thể vác súng đi và giết một “nhà độc tài” mà anh ta chẳng hề quen biết – và cứu lấy New York? Cứ thế, các lớp nhân vật cứ phải dằn vặt mình, ngắm nghía cái chết gần sau gáy mình hay ở trước mắt mình, đào bới nó lên, kiểu như chết để cho vợ mình sống thì sao? Người thân mình chết mà mình thấy thì sao? – Cứ thế, các nhân vật phải rị mọ, mòn mỏi nhìn ngắm nỗi đau khổ tận cùng của mình trong đêm tối, giữa ngày tháng.

Có lúc trong bóng tối, August đã thốt lên: Giá như tôi chết đi trước khi thức giấc. Mọi thứ qua nhanh đến thế. Hôm qua mới là đứa trẻ, hôm nay đã thành ông già, và từ đó cho đến nay tim đã đập bao nhiêu nhịp, thở đã được bao nhiêu hơi, bao nhiêu lời đã nói đã nghe? Có ai đó không, hãy chạm vào tôi đi. Hãy sờ lên mặt tôi và nói với tôi này…”

Hệt như một bộ phim, hệt như những khung hình nghẹt thở, yên ắng, rầm rập… mình sẽ nằm yên trong bóng tối và nghe lời thầm thì của August Brill. Ông ấy thở một cách khó nhọc trong kí ức về nhiều cái chết và niềm dang dở, rồi khổ sở lê mình đứng dậy bước ra khỏi bóng tối… vì ông phải làm gương cho cháu, phải vì một đứa trẻ mà quẫy đạp mạnh mẽ hơn.

Phải dũng cảm hơn rất nhiều.

Khải Đơn

Paul Auster 2

Paul Auster là nhà văn Mỹ gốc Ba Lan. Sách của ông dịch ở Việt Nam “Nhạc đời may rủi”, “Trần trụi với văn chương”, “Người trong bóng tối”, “Moon Palace”.

Paul Auter đã xuất bản 13 tập tiểu thuyết, 5 cuốn hồi ký và tự truyện, 5 kịch bản phim (ông cũng tham gia cả diễn xuất và đạo diễn), 5 dịch phẩm văn học. Ông đã nhận được 7 giải thưởng văn học danh giá của Mỹ và quốc tế, trong đó có giải Prince Asturia 2006 – giải đã từng được trao cho các văn hào thế giới Gunter Grass, Arthur Miller và MarioVargas Llosa.

Ebook:

Trần trụi với văn chương: http://tve-4u.org/showthread.php?t=3897

Những bóng ma: http://tve-4u.org/showthread.php?t=10497

Moon Palace: http://tve-4u.org/showthread.php?t=1292

Rất tiếc hem có ebook “Người trong bóng tối” haha :)) Em đọc bằng sách giấy.

=================

CÀ PHÊ CUỐI TUẦN:

 uw52b8ab3b

Em có bán cà phê Du Mục ngon thơm và sạch sẽ, mời bạn chọn mua và em sẽ phục vụ tận nơi… hehe:

https://www.facebook.com/media/set/?set=a.209137829293589.1073741828.197962500411122&type=1

Advertisement

4 bình luận về ““Người trong bóng tối” (Paul Auster): Những giấc ngủ đào bới cái chết

Add yours

  1. vẫn đọc chưa xong quyển này : ) àh, sách của Paul Austeur đã dịch Việt Ngữ còn quyên Khởi Sinh Của Cô độc nữa (tủ sách CCMNR), going văn độc thoại nội tâm cũng hay như vậy.

    Thích

  2. Tôi cũng đang đọc cuốn này. Nếu nhiều người đầu óc đơn giản, kém sâu sắc thì dễ đứt mạch truyện và chẳng hiểu gì về phong cách văn chương của Paul Auster. Nhưng càng đọc, và hiểu hơn về những tác phẩm của ông, thì mới thấy nó quá tinh tế, nhiều tầng ý nghĩa. Người đọc muốn hiểu sao thì hiểu.

    Thích

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: