Loosening Lips: The Art of the Interview
Eric Nalder
Báo Hearst
NHỮNG LỜI KHUYÊN CĂN BẢN
Một cuộc phỏng vấn có vẻ diễn ra rất tự nhiên nhưng là những đối thoại được dẫn dắt để mở ra các cánh cửa khóa kín, tổ chức lại các kí ức bị phân tán và để thâm nhập vào không gian hoàn toàn riêng tư. Kĩ năng phỏng bao hàm cả nghệ thuật và khoa học.
Tôi đã học những kĩ thuật được mô tả trong sổ tay nhỏ dưới đây trong suốt 40 năm làm phóng viên, và hơn 30 năm dạy các lớp kĩ năng. Rất nhiều ý tưởng ở đây được vay mượn từ các nhà tâm thần học, nhà tâm lí học, cảnh sát, nhân viên FBI, luật sư, nhà điều tra tư nhân, nhân viên xã hội, nhà báo và những ai thường xuyên làm công việc phỏng vấn người khác.
Mặc dù tôi là một người phỏng vấn có kinh nghiệm, tôi vẫn thường xuyên phải đọc lại sổ tay của mình. Tôi chú ý kĩ khi nghe thấy một ai khác đang làm phỏng vấn, chỉ để xem có thể học gì từ đó. Các kĩ thuật này đòi hỏi phải được luyện tập thường xuyên và nâng cao liên tục.
Không có tính cách cá nhân nào là thích hợp nhất để dẫn dắt một cuộc phỏng vấn. Ai cũng có thể học cách phỏng vấn. Mỗi cá nhân đều có thể biến đổi các kĩ năng này cho phù hợp với cá tính của họ. Và nếu bạn thất bại thì cũng bình thường thôi, bạn có thể học thêm nhiều từ sai lầm của mình.
Các bước thực hiện ghi trong sổ tay này đã được kiểm tra kĩ lưỡng (như tất cả các công thức nấu ăn ngon vậy). Tuy nhiên, “Mở miệng” là một công việc vẫn đang có tiến bộ mới. Những tranh luận của bạn gửi đến email của tôi luôn được trân trọng.
CHUẨN BỊ
NGHIÊN CỨU: Chuẩn bị cũng quan trọng như khâu thực hiện phỏng vấn. Đừng nhấc điện thoại lên gọi hay gõ cửa nhà ai trước khi bạn nghiên cứu về chủ đề mình chọn. Nếu bạn chỉ có 5 phút, hãy gõ tên của người đó lên trình duyệt internet. Nếu có nhiều thời gian hơn, hãy kiểm tra các đoạn video, hồ sơ, tiểu sử, các bài viết khác nhau và các địa chỉ nhà (thậm chí kiểm tra địa chỉ nhà trên bản đồ vệ tinh để có cảm giác thực về nơi đó). Chú ý các hồ sơ ở tòa án, hồ sơ phá sản, các hiệp hội người đó tham gia… Với những nguồn tin rất quan trọng, hãy hỏi bạn bè, gia đình, hàng xóm và đồng nghiệp. Nếu bạn chuẩn bị nói chuyện với một người về một chiếc máy, hãy đọc hướng dẫn sử dụng chiếc máy trước khi đến. Rõ ràng là việc nghiên cứu sẽ đem đến các câu hỏi tốt hơn, và còn giúp bạn biết lắng nghe hơn. Hơn nữa, các nghiên cứu loại này sẽ làm gia tăng sức mạnh của bạn khi đối thoại. Trong điện thoại,giọng của bạn sẽ có vẻ sẽ có quyền lực hơn, khi gặp mặt đối tượng hành vi của bạn sẽ có sự lôi cuốn hơn. Những người mua du thuyền đã thật thà giới thiệu những khoản giảm thuế hàng triệu USD của họ và các thuyền trưởng tàu chở dầu thú nhận sai lầm của họ với tôi bởi vì tôi có thể trò chuyện quá thành thạo về những con tàu của họ, cuộc sống của họ và ngành kinh doanh họ đang theo đuổi.
LẬP KẾ HOẠCH: Lập kế hoạch các cuộc phỏng vấn, có thể tham khảo một người bạn hay đồng nghiệp. Bạn sẽ cần xem xét kĩ nên phỏng vấn ai trước tiên, và thực hiện phỏng vấn ở đâu. Bạn sẽ phải xem xét mình sẽ có khoảng bao nhiêu thời gian, có nên ghi âm hay không và khoảng chừng bao nhiêu thông tin mình cần biết. Lời khuyên tổng quát của tôi là: Ngay từ đầu bất cứ cuộc điều tra nào tôi cũng đều phỏng vấn ai đó có kiến thức chủ chốt nhất về vấn đề để có thể kiểm tra lại các lí thuyết hay các lời mách nước mình có được. Sau đó tôi bắt đầu làm việc đi từ lề bên ngoài đến sâu trong câu chuyện, ví dụ như phải nói chuyện với các nhân chứng bên lề của sự kiện trước, sau đó di chuyển vào trong dần ần đến các nhân vật trung tâm hơn (Nếu như lúc đó tôi vội vã, tôi sẽ đảo ngược lại quá trình trên). Tôi thích phỏng vấn người ta ngay tại vị trí họ đã làm cái việc mà tôi đang phải mô tả vào bài viết. Tuy nhiên, những người cấp tin và những đối tượng phỏng vấn miễn cưỡng tốt nhất nên được gặp tại nhà. Bạn có thể làm một nguồn tin nhiều lo âu dịu xuống và bình tĩnh hơn bằng cách rủ anh ta/chị ta đi dạo một vòng. Một cuộc hẹn ăn trưa sẽ đòi hỏi đối tượng của bạn phải dành cho bạn ít nhất một giờ đồng hồ. Một máy ghi âm có thể gây ra sự hồi hộp khi mới bắt đầu, nhưng chiếc máy sẽ “biến mất” trong suốt quá trình phỏng vấn. (Điểm bất lợi: Bạn sẽ tốn thời gian rã băng ghi âm). Tôi thích khám phá được càng nhiều càng tốt ở một đối tượng phỏng vấn, nhưng hãy chú ý việc mớm thông tin cho người đó để thông tin quay trở lại là thông tin cho bạn. Đây là một châm ngôn cũ của giới cảnh sát: “Đừng hỏi “Anh có thấy chiếc xe màu đỏ không?”, thay vào đó, hãy hỏi “Anh đã thấy gì?”
TỔ CHỨC: Hãy viết lại những manh mối bằng các tờ đơn vào lề trang vở để nhắc nhở bạn về các vấn đề bạn muốn tường thuật. Thêm các từ khác vào danh sách đó trong quá trình phỏng vấn để bạn khỏi ngắt quãng và luôn được chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục thảo luận các ý chưa được giải quyết trong phần sau của cuộc phỏng vấn. Tổ chức tốt giấy tờ để bạn có thể kéo ra dễ dàng mà không phải lần tìm và làm xổ giấy tờ ra. Chuẩn bị các câu hỏi toàn diện cho mọi lí do được đưa ra trong những trường hợp cánh cửa đóng sầm lại trước mặt bạn. Chuẩn bị một nhiếp ảnh gia và người phỏng vấn đi cùng để bạn có thể làm việc với nhau tốt hơn.
TRONG QUÁ TRÌNH PHỎNG VẤN: Trước khi đến bất cứ cuộc phỏng vấn nào, bạn phải làm cho cái tôi của mình biết im lặng, để bạn có thể mở to tai và não của mình ra lắng nghe. Cái tôi là một thiết bị nguyên thủy nhất tồn tại sẵn trong não bạn để cho bạn biết ngay khi nào phải chạy trốn khỏi nanh cọp. Nếu bạn không thường xuyên phỏng vấn những con cọp, thì bản ngã chính là thứ làm bạn đi sai hướng trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào, hăm dọa và làm nhiễu bạn với những lo lắng liên quan đến câu hỏi kế tiếp hoặc cách ăn mặc của bạn khi tiếp cận. Tôi làm cho cái tôi của mình im lặng bằng cách sử dụng ba bước chính sau đây. Bước thứ nhất là chuẩn bị, như tôi đã miêu tả bên trên. Kế tiếp, tôi tưởng tượng đến một cuộc phỏng vấn thành công, nhắm mắt lại như một vận động viên trượt tuyết làm, hình dung ra cuộc phỏng vấn từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Cuối cùng, tôi suy nghĩ kĩ lưỡng và thật ngắn gọi lại, bằng cách để não mình trở nên trống rỗng hoàn toàn và thở thật sâu. Cũng trong phần chuẩn bị của mình, tôi cố làm cho mình trở nên trống rỗng hoàn toàn các quan điểm, ý kiến và các phán xét có vẻ định kiến, theo cách đó tôi chuẩn bị cho mình sẵn sàng học tập tiếp điều mới.
ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN MIỄN CƯỠNG
MỞ ĐẦU: Tiếp cận với chủ đề của bạn như thể bạn thuộc về nơi ấy. Giới thiệu thẳng thắn là tốt nhất. Hãy cởi mở và đừng sợ gì hết. Không bao giờ được nói dối.
GIỮ CHO CÂU CHUYỆN TIẾP TỤC: Khi cánh cửa đóng sầm lại trước mặt bạn, hãy tìm những nền tảng chung. “Tiện thể, tôi để ý anh có một con chó xù. Tôi cũng có một con đấy. Những con chó kì lạ. Chỉ mới ngày trước đây thôi…” Chìa khóa ở đây là phải làm cho đối tượng nói về bất cứ điều gì. Một phóng viên Đan Mạch từng kể với tôi anh ta hỏi người ta là họ thích lái loại xe nào. Tôi sẽ hỏi về một cái cây ngay gần cửa trước ngôi nhà đó. Một khi cuộc đối thoại được diễn ra, hãy cho đối tượng một nhiệm vụ đơn giản về vấn đề cần phỏng vấn ( “ Tôi để ý thấy anh là giám đốc an toàn nhưng đồng thời hình như cũng là quản lí về an toàn. Thế 2 chức này khác nhau thế nào anh nhỉ?”)
GÕ CỬA SỰ TÒ MÒ: Đề nghị giải thích cho họ nghe về vấn đề bạn đang làm, bạn biết về vấn đề đó và người ta nói cho bạn nghe về vấn đề đó thế nào. Chuẩn bị phần mở đầu này ngay trước khi phỏng vấn, và không bày tỏ ý kiến gì hết.
ĐỂ CHO HỌ NÓI VỀ NGƯỜI KHÁC: Đem đến một danh sách những người có vai trò trong bài viết mà bạn đang đào xới (một danh sách tên người bạn lượm được từ bảng lương, sổ điện thoại…) Từng người một, hãy hỏi nhân vật của bạn họ nghĩ gì về những người đó. Người ta vẫn thường thoải mái nói về người khác hơn là chính mình. Trong lúc nói về người khác, họ sẽ tiết lộ nhiều hơn về bản thân họ và tổ chức của họ, và họ sẽ chỉ ra cho bạn thấy những hướng đi có giá trị.
ĐỪNG LÀM GHÊ GỚM MỌI THỨ LÊN: Đừng bao giờ tranh luận về sự miễn cưỡng hoặc chối từ của họ, thay vì đó hãy phỏng vấn về những nỗi sợ của họ. Họ đôi khi sẽ tự can ngăn bản thân trước những nguy hiểm mà họ ko biết rõ. Phản ứng lại với câu trả lời quen thuộc “Tôi không thể có bình luận gì!” bạn hãy giải thích bạn rất cần sự giúp đỡ của họ, hãy cho họ biết (nếu bạn có thể nói thật trung thực) rằng nói chuyện với ông/bà cũng ko có gì ghê gớm đâu, bởi vì ông/bà có liên hệ rất tốt với nhiều người và vì ông/bà đang ở đây có thể giúp tôi thêm thông tin. Giải thích tất cả điều đó với sự thúc đẩy nhẹ nhàng nhưng dai dẳng và ko mệt mỏi, đồng thời hãy “mát-xa” cho sự phản khác của họ bằng cách dẫn họ vào việc nhận ra các khả năng có thể trả lời. Đề xuất các giải pháp thay thế. Lái họ đi. Giữ cuộc trao đổi tiếp diễn. Phản ứng với câu trả lời: “Tôi sợ phải bình luận vấn đề này” bằng một chút thông cảm và sự đảm bảo an toàn (sự đảm bảo này phải THỰC SỰ là đảm bảo). Lắng nghe những bận tâm của họ và hiểu họ. Đề xuất một “nhiệm vụ” dễ dàng hơn cho họ, ví dụ như “chỉ tả lại giúp tôi công việc của ông/bà thôi” hoặc “nói tôi nghe chút ít về thị trấn của ông/bà đi”. Bạn sẽ đi đến được các chủ đề cứng hơn vào phần sau của câu chuyện.
QUAN CHỨC NỔI TIẾNG HOẶC NHÂN VẬT LỚN: Nhẹ nhàng, đừng quấy nhiễu, phản ứng lại câu trả lời “ko bình luận” từ một người quan trọng hoặc quan chức nhà nước bằng cách nhắc nhở họ những thứ đó tệ hại thế nào trên trang báo. Giải thích rằng bạn đang làm một bài viết bất kể họ có hợp tác hay ko (Nếu điều đó là sự thật). Giải thích rằng bạn muốn hiểu sự việc đúng đắn. Đề nghị gọi lại ngay trước khi bản tin chạy trên báo để mô tả cái gì sẽ xuất hiện trong bài. (Trong quá trình đó, lấy hết các số điện thoại liên lạc có thể).
LẤN TỚI: Nếu một nhân vật đề nghị được nói về “vấn đề nền”, bạn hãy đưa ra một thỏa thuận chính thức và giải thích rằng bạn sẽ nói chuyện sau đó để ghi âm. Ghi chú lại. Vào cuối cuộc phỏng vấn, hoặc trong một phỏng vấn theo sau, lấy ra các trích dẫn không quá tệ và nói: “Thế còn chuyện anh nói ở đây thì sao? Tại sao anh ko thể nói trong ghi âm?” Nếu họ đồng ý cho bình luận đó vào ghi âm, bạn hãy tiến tới ngay một ghi chú khác và nói “Vâng, nếu anh có thể nói điều này trong ghi âm, thì sao anh ko nói điều này nhỉ?” Cứ thế, tiếp tới. Tôi từng có cả một quyển sách ghi chú về ghi âm theo cách này. Đôi khi nhân vật phỏng vấn sẽ ko đồng ý để một số trích dẫn đặc thù –“Tôi ko thể nói điều đó trên báo” – nhưng họ sẽ cho bạn giải pháp thay thế. Hãy hỏi họ về câu trả lời thay thế, và bạn sẽ có thứ bạn cần trong băng ghi âm. Nếu họ đề nghị ẩn danh, bạn phải tôn trọng điều đó.
ẨN DANH: Đừng bao giờ vô tình đề nghị 1 sự ẩn danh vì nó có thể được gắn mác là dối trá. Đừng bao giờ chấp nhận các thông tin “ko ghi âm” bởi vì điều đó có nghĩa là bạn thậm chí chẳng thể nào nghĩ về thứ mà bạn đã được người ta kể cho nghe. Hãy gắn chặt với “thông tin nền”, và tôn trọng mọi thỏa ước với nhân vật.
ĐƯỜNG VÒNG: Nếu 1 người ko nói, hãy đi tìm người khác trong văn phòng hay tổ chức của họ. Bạn sẽ có thêm thông tin, và bằng cách này bạn sẽ làm họ tự nới lỏng ra.
VAI TRÒ CỦA THẦN TỰ DO: Nhấn mạnh rằng mọi người sẽ tin tưởng mạnh mẽ hơn khi bạn đặt tên họ vào ngay sau trích dẫn của họ. Đó là trò kiểu Mỹ: sự thảo luận công cộng lành mạnh.
VÌ SỰ RÕ RÀNG: Có rất nhiều trường hợp ai đó kể cho bạn nghe một phần câu chuyện và nhả ra những đầu mối. Hoặc bạn đã biết một phần câu chuyện và chưa lấy được phần còn lại. Hãy thử nói : “Coi nào, anh đã kể tôi nghe chuyện này rồi (hoặc tôi đã biết chuyện này rồi). Anh nên kể tôi nghe nốt phần còn lại đi. Ý tôi là, anh ko muốn tôi nghĩ sai phải ko? Tôi cũng ko muốn hiểu sai vấn đề đâu.”
VUI LÒNG KO HỎI GÌ HẾT: Đôi khi việc bạn đưa ra một nhận định tốt hơn là đặt 1 câu hỏi. Hãy đọc nhận định từ một tài liệu hoặc lặp lại điều ai đó đã nói. Một câu hỏi đôi khi tạo ra một thứ chẳng tệ hơn là “có, ko, hoặc tôi chẳng biết đâu”. Một nhận định sẽ khiêu khích ra một bình luận.
HÃY SỬ DỤNG NHỮNG GÌ BẠN BIẾT: Hãy hỏi quan chức TẠI SAO anh ta lại sa thải người cấp tin thay vì hỏi anh đã sa thải người cấp tin PHẢI KO. Câu hỏi sẽ mặc nhiên cho rằng bạn biết vấn đề rồi ngay cả khi trong thực chất bạn chưa được kiểm chứng chuyện đó. Họ sẽ bắt đầu giải thích hơn là từ chối câu hỏi của bạn.
PHÓNG VIÊN LẠC ĐƯỜNG: Chẳng thiệt hại gì nếu bạn thú thật là bạn đang cần sự giúp đỡ của nhân vật. “Ai sẽ giúp tôi giải thích chuyện này nếu ko phải là ông?” Nhưng đừng đi quá xa, điều đó gây ra sự ngờ vực ở nhân vật.
THỬ LẠI: Khi cánh cửa đóng thẳng vào mặt bạn, hãy thử lại vào một ngày sau hoặc một tuần sau, khi bạn đang cùng lúc thực hiện các nội dung khác của bài viết. Hãy cố thử lại trong vài tháng. Mọi người đều hay thay đổi suy nghĩ.
LẤY HẾT SẠCH THÔNG TIN
TIỂU SỬ: Hãy nắm bắt nhân vật qua câu chuyện của họ theo trình tự thời gian. Bạn sẽ hiểu câu chuyện tốt hơn, và bạn sẽ nhận ra những khoảng trống trong bảng thời gian biểu đó. Đây là một trong rất nhiều kĩ thuật nhắm tới việc tổ chức lại ngân hàng kí ức của nhân vật ( Giống như dọn dẹp lại một căn phòng đầy các tập tin lộn xộn) và thâm nhập vào rất nhiều tầng lớp của các chuyện riêng tư ( giống như mở lại các tập tin đã bị khóa).
CHUYỆN ĐỜI: Một trong những cách đề bắt đầu biên niên sử là ngày sinh nhật của người đó. Trong suốt hành trình cuộc đời, bạn có thể vấp phải những thông tin rất chủ chốt, nhưng ở mức ít nhất bạn cũng sẽ tạo ra những sự tương đồng. Hoặc khi bắt đầu trình tự câu chuyện tại đâu đó, nếu bạn vội, thì bạn cũng có ngày tháng ngay trước hành động nhân vật mà bạn thích đưa vào câu chuyện.
TÍNH LOGIC: Việc tiếp cận theo trình tự tiểu sử không thể trình bày hết mọi thứ, bao gồm cả những khoảng trống trong đời nhân vật. Hãy tự luyện tập để bạn có thể lắng nghe bất kì khoảng trống nào trong logic thông thường của một câu chuyện, giống như tại những điểm mà các “chữ cái” bị thiếu trong trình tự A-B-C-D thông thường. Hãy yêu cầu nhân vật làm sáng tỏ thêm câu chuyện. Nếu B bị thiếu, người nói có thể đã quen với việc nói chuyện với chuyên gia, hoặc do ko biết thông tin đó, hoặc bỏ thông tin đó ra ngoài, hoặc thậm chí chẳng nghĩ về chuyện B đó, hoặc là nói dối. Có rất nhiều vấn đề quan trọng cần phải theo đuổi trong đây. Đừng tranh luận, chỉ yêu cầu sự hợp lí. Đừng sợ phải bối rối nếu bạn hỏi điều gì đó bạn ko biết hoặc ko hiểu. Bạn sẽ còn bối rối hơn nếu bạn lấy sai thông tin. Hãy nhớ châm ngôn này từ Hội các phóng viên và biên tập viên điều tra: “Không có câu hỏi nào đáng ngượng ngùng, bối rối; chỉ có những câu trả lời bối rối.”
CÁCH THỨC: Khi nhân vật nói về điều gì đó quan trọng, hãy hỏi câu hỏi chủ chốt: “LÀM SAO anh biết được nó?” Câu hỏi đó làm tỏa sáng sự tín nhiệm, giúp tung ra thêm nhiều chi tiết và là cánh cửa mở ra nhiều nguồn khác của thông tin. Câu trả lời thường thấy như sau: “Tôi nghe nó từ chỗ này, chỗ kia”, “Tôi thấy nó trong tài liệu X”, hoặc “Tôi đã ở đấy”…Theo sau những phản ứng này với những câu hỏi có quy mô rộng hơn để có thể quyết định địa điểm và nền của cụm từ “chỗ này, chỗ kia” hoặc tìm ra định hướng đến “tài liệu X”. Ngay lập tức cũng hỏi tiếp tới: “Còn có cách nào nữa làm anh biết chuyện này ko?” – Mọi người thường đưa ra một bản đồ lướt qua trước, nhưng nếu bạn dai dẳng theo đuổi thì bạn sẽ tìm ra lộ trình. Khi một người trả lời bạn rằng họ biết chuyện đó vì họ có mặt tại nơi ấy, hãy cố thôi miên họ.
THÔI MIÊN: Khi một nhân vật chủ đề mang đến một thông tin về sự kiện quan trọng, hãy hỏi những câu hỏi đưa họ đến “điểm chạm” của kí ức họ. Hãy hỏi họ họ đứng đâu trong ngày đó, họ đã làm gì lúc đó, họ mặc gì lúc đó, nhiệt độ ngoài trời khi đó thế nào và tiếng ồn xung quanh họ là gì? Bạn cần phải làm đi làm lại điều này khá nhiều lần . Mọi người có xu hướng thích kể câu chuyện của họ, đặc biệt là những chuyện họ gặp rắc rối, trong sự tưởng tượng. “Tôi lái xe khỏi bờ đá”. Khi nhân vật bị neo lại trong khoảng kí ức của quá khứ – đứng trong bếp để chuẩn bị đi vào garage – hãy hỏi câu hỏi bằng thì hiện tại hơn là thì quá khứ. Hãy hỏi câu hỏi kiểu này: “Bạn đang làm gì? Bạn của bạn đã nói gì? Bằng cách này, bạn làm sống động lại kí ức của người mà bạn đang trò chuyện. Thêm vào đó, bạn sẽ như thể được tham dự vào chuyện đó. Bạn và nhân vật phỏng vấn sẽ lái xe khỏi bờ đá cùng nhau.
LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG: Hãy động viên nhân vật phỏng vấn của bạn bằng các điệu bộ hoặc gật đầu, và bằng cách lặp lại một phần trong mệnh đề của họ nói. Cách này như thể giúp ta bơm nước giếng lên, và đòi hỏi bạn phải nghe kĩ lưỡng hơn. Bằng cách lặp lại các mệnh đề, bạn cũng sẽ kiểm tra được bạn có hiểu nhân vật hay ko.
PHẢN CHIẾU: Đừng tỏ ra khó chịu, hãy bắt chước cử động thân thể và điệu bộ của nhân vật, để gia tăng thêm những kết nối.
CÁC CÂU BỎ DỞ: Khi phỏng vấn một người, kết thúc một câu sớm hơn, kéo lê đến trước khi bạn kết thúc câu. Paul Shukovsky, một phóng viên P-I, vốn là một nhà tâm lí học, nói rằng người nói sẽ cảm thấy bị thúc ép phải kết thúc câu dở đó. Điều đó sẽ cung cấp thêm thông tin và bơm đầy câu chuyện.
NHỊP ĐỘ THÔI MIÊN: Thay đổi nhịp độ đặt câu hỏi, giọng nói, chậm xuống để khích lệ cho sự thư giãn trong trao đổi.
SỰ ỦY THÁC: Cần mất một lúc để nói nhân vật cần phải làm gì thay vì YÊU CẦU họ làm gì. Hãy yêu cầu một cách tinh tế và nhẹ nhàng, điều này sẽ đặt bạn vào vai trò của một người như nhà chức trách, và nhân vật được phỏng vấn sẽ phải nghe lời. Đừng hỏi xin tài liệu, ví dụ vậy, thay vì đó hãy nói với họ là bạn sẽ có mặt ở văn phòng họ vào thời gian cụ thể nào đó để lấy tài liệu đó.
TẠI SAO: Đừng chỉ hỏi một người họ đã làm gì, hãy hỏi tại sao họ làm điều đó. Những tờ báo có thể làm nổi bật mình bằng cách giải thích sự kiện, nhưng nếu như bạn ko hỏi tại sao, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải thích. Các câu hỏi như vậy có thể rất rõ ràng, nhưng hãy chú ý nghe kĩ lại băng ghi âm. Đôi khi chúng ta chẳng biết cái gì là rõ ràng đâu.
CHÚ Ý ĐẾN CHI TIẾT: Tóm tắt lại thông tin sơ qua và theo cách có tổ chức. hãy nhìn lên những tường, màn hình và các đinh ghim chi tiết. hãy ghi chú lại cái gì bạn thấy và sử dụng chúng một cách thông minh trong suốt quá trình bạn phỏng vấn. Nếu bạn hỏi ai đó kể cho bạn nghe câu chuyện đằng sau một chủ đề trên bàn mà bạn vừa bày ra, điều đó có thể dễ dàng hay rối trí Nó cũng có thể cung cấp cho bạn các thông tin rất đáng ngạc nhiên. Cũng thế, tôi thường xuyên phỏng vấn chủ đề bằng mắt mình. Tôi đã hỏi những “câu hỏi” và nhận được “câu trả lời” từ tiếng máy tàu biển và những vùng biển bão tố.
SỰ PHÁT SINH: Khi bạn đang ở hiện trường, hãy kệ mọi chuyện xảy ra. Đi xung quanh nó. Lắng nghe và đợi điều ko mong đợi nhất.
ĐIỆN THOẠI: Nếu bạn ko thể ở tại hiện trường, hãy yêu cầu người nghe điện thoại tả những gì có xung quanh họ cho bạn nghe. Điều này sẽ đưa bạn qua đường dây điện thoại và cung cấp thông tin cho bạn một cách đầy cảm xúc ( tấm thẻ của một người treo trên tường sẽ trở thành chi tiết chủ đạo của câu chuyện, sau đó tôi có thể tự tin xác nhận rằng nó có ý nghĩa gì). Hãy yêu cầu người ta kể câu chuyện của họ từ 3 góc độ trên điện thoại. Hãy để mọi chuyện diễn ra. Lắng nghe và “xem” với đôi tai của bạn để đợi điều ko mong đợi nhất.
SỬ DỤNG TAI CỦA BẠN: Chúng ta nói quá nhiều trong các cuộc phỏng vấn. Hãy để người khác nói đi. Hãy kiểm tra lại thiên hướng của bạn tại cửa, lắng nghe và để tâm trí cởi mở. Hãy phản ứng với một tâm trí cởi mở.
LẮNG NGHE CÁC NGUỒN TIN KHÁC: Khi trong phỏng vấn, hãy lắng nghe và xem các nguồn tin khác. Hãy gặp thư kí, trợ lí và các cộng tác viên, ghi chú các chi tiết về chúng. Điều này sẽ rất có ích khi bạn chuyển họ thành nguồn tin.
TIẾP QUẢN: Cách hành xử của bạn rất quan trọng. Hãy nhã nhặn và tiến về phía với nhà chức trách một cách tự tin. Đừng bao giờ tỏ ra cục mịch, đi xuyên qua cánh cửa trước mặt của chủ nhà và dừng lại một cách bất thần để tán dóc với ai đó. Nếu có thể, bạn hãy tìm cho mình một ghế ngồi và vị trí của mình trong căn phòng chức trước đã.
TIẾN ĐẾN LỜI TỰ THÚ: Hãy hỏi chủ đề cái tên của những người đang ủng hộ ông ta. Sau đó hãy hỏi tên những người đang tìm cách chỉ trích ông ta. Sau đó hãy hỏi những người chỉ trích đó đã nói thế nào. Điều này có thể làm lộ ra các thông tin không dễ chịu và các mánh lới cho bạn. Hãy hỏi người đó có bị xử phạt hay sa thải ở công việc hoặc trường học, bị phạt hoặc tống giam vì tội phạm, bị bắt vì lái xe khi say xỉn, bị kiện, làm chứng trước tòa… Từ những thông tin đó được ghi nhận lại, mọi người có thể sẽ miễn cưỡng nói dối về nó.
KẺ NÓI DỐI: Nếu bạn biết một ai đó nói dối, hãy để kẻ nói dối tiếp tục huyên thuyên với câu chuyện bịa của họ. Đừng ngắt lời họ ngoại trừ để hỏi kĩ thêm chi tiết. Những kẻ lường gạt thường cung cấp thông tin tổng quát bởi họ nghĩ các câu chuyện rất hoàn hảo sẽ thêm vào sự tín nhiệm cho họ. Lắng nghe và ghi chú kĩ lại. Khi lời nói dối đã được dựng lên đầy đủ – cho đến cái móng chân cuối cùng – hãy đi khỏi với sắp xếp sẽ gặp họ lại sau. Hãy phỏng vấn lại người đó, và khi họ bắt đầu nói dối lại, hãy đưa tất cả thông tin chi tiết đã được sắp xếp trở lại. Hãy ngồi xuống với các ghi chú của bạn, và hãy thắc mắc một cách logic từng chi tiết một (gỡ sự nói dối ra – từ cái móng này đến cái móng khác). Sau đó hãy phỏng vấn lại người đó, lần này gỡ bỏ các lời nói dối một cách logic. Đừng mất bình tĩnh. Kẻ bịa đặt giờ đã bị dồn vào đường cùng. Hãy giữ họ ở đó cho đến khi sự kiên định của họ bị sụp đổ.
KO THAM DỰ: Trong cảm xúc hãy thông cảm, nhưng đừng bao giờ tham dự vào phe của nhân vật bạn phỏng vấn. Chúng ta luôn bảo vệ những nguồn tin ẩn danh, nhưng chúng ta cũng luôn kiểm chứng họ kĩ lưỡng. Đừng cho ai một cái quyền được nói dối. Đồng thời, đừng bị lừa bởi một nghị sĩ có bài binh bố trận sẵn giả vờ hợp tác khi ông ta sẵn sàng cho bạn một phỏng vấn và nói: “Tôi không tin việc nhận tiền từ những gã này.” Bạn nên nói : “Điều đó có thể là sự thật, nhưng tôi muốn hỏi ông có nhận tiền hay ko, chứ ko phải ông có tin rằng mình làm vậy hay ko.” Đồng thời, đừng bị lừa bởi những tự thú của kẻ đã biển thủ tiền là họ chỉ lấy cắp $10,000 trong khi thực tế, nếu bạn tò mò và truy tìm hơn, bạn sẽ tìm ra số tiền thật là $100,000.
ĐỪNG NỔI ĐIÊN: Đừng tranh cãi, cáu kỉnh, buộc tội hay nổi giận. Khi bạn nổi giận, bạn đã trao cho người nhận một phần chính cá nhân bạn, và họ có thể chộp lấy ngay lúc đó hoặc sau này. Ngược lại, nếu họ nổi giận với bạn, và bạn sẽ nắm được cơn thịnh nộ với tất cả tự tin của mình, bạn sẽ sở hữu điều gì đó từ họ. Điều đó có nghĩa là, bạn nên cẩn thận lắng nghe các cảm xúc và sự kiện đằng sau nỗi tức giận người ta dành cho bạn. Họ có thể có lí do tốt để giận sôi gan lên, và thậm chí nếu họ chẳng có lí do gì, đó cũng sẽ là thông tin quan trọng cho bạn kèm vào nỗi tức giận của họ.
KẾT THÚC GIẢ CỦA MỘT PHỎNG VẤN: Bất cứ khi nào có thể, hãy phỏng vấn 1 người nhiều hơn 1 lần. Mỗi cuộc phỏng vấn đều có 1 điểm kết thúc giả, tại điểm đó bạn đã hoàn tất lộ trình chính của việc đặt câu hỏi và gấp sổ lại. Tại điểm này, tôi luôn nói với người ta tôi sẽ cần trao đổi thêm với họ lần nữa. Tôi lấy hết số điện thoại liên lạc và địa chỉ mà họ có thể cung cấp cho tôi. Tôi thường tự hỏi tôi đã lấy cả thông tin ngày sinh nhật của họ vì lí do gì đó chưa. Và tôi sẽ hỏi điều đó, chẳng có gì có thể giúp tôi tìm lại họ trong một tương lai xa nếu họ di chuyển chỗ ở. Sau đó, tôi phỏng vấn họ lại, phân đoạn tại một số điểm mà tôi đã hiểu họ nói gì. Điều này cho phép họ sửa lại những vết thông tin sai, và điều đó chắc chắn sẽ cho tôi các thông tin hoàn thiện hơn. Cuộc phỏng vấn thứ nhất giống như dùng xe xúc tuyết, dẹp bỏ các vật nặng khỏi đường đi, làm đường dẫn dễ dàng cho tôi tới cuộc phỏng phấn thứ 2 sau đó. Mọi người thường được chắn chắn là tôi sẽ gặp lại họ trước khi tôi cho bài ra trang báo.
ĐỔI MỚI: Nếu một câu hỏi có vẻ thái quá chợt xuất hiện trong đầu, và có vẻ cưỡng ép, hãy hỏi nó. Trong suốt một cuộc phỏng vấn qua điện thoại tôi đã thuyết phục một người đàn ông ngồi ở quầy bar với chiếc điện thoại di động có thể chuyển điện thoại của anh ta đi 1 vòng để tôi nói chuyện cả với bạn cùng bàn anh ta. Một thuyền trưởng con tàu cho tôi xem hết tài liệu của anh ta chỉ vì tôi đã hỏi.
BÒN RÚT HỌ: Mọi người thường ko để ý họ biết bao nhiêu. Bạn phải hướng dẫn họ đi xuyên qua trí nhớ của chính họ. Hãy hình dung nhân vật của bạn như một chiếc thùng đầy thông tin, vì thế bạn hãy rút kiệt nó.
TRUNG THỰC: Đừng giả vờ với ai đó và đừng nói dối. Dĩ nhiên bạn có thể bỏ sót thông tin, nhưng bạn càng khám phá ra nhiều hơn về câu chuyện của mình , bạn càng thuận lợi và dễ dàng hơn với bài viết của mình.
HÃY LÀ ĐẠO DIỄN: Một cuộc phỏng vấn tuyệt vời giống một cuộc đối thoại nhưng di chuyển không ngừng về hướng thông tin bạn cần. Hãy điều khiển nó, nhưng nhớ là nhẹ nhàng thôi.
HÃY LINH ĐỘNG: Bạn có thể biết câu chuyện bạn đang viết là gì, nhưng đừng mắc kẹt ở cái sự biết đó. Một cuộc phỏng vấn thật sự tuyệt vời có thể ngay lập tức thay đổi toàn bộ bài viết của bạn. Hãy tìm sự thật, chứ ko phải tìm thứ gì bạn TIN LÀ THẬT.
NHÂN CÁCH: hãy để nhân cách của bạn tỏa sáng (nếu bạn có nhân cách tốt). Đừng chỉ là một bức tường trống rỗng. Đôi khi điều này cũng tiết lộ cho nhân vật biết đôi chút về bạn đấy.
CÂU HỎI MỞ: Gần cuối cuộc phỏng vấn, hãy hỏi nhân vật không biết liệu người đọc của chúng ta còn muốn biết thêm gì nữa ko nhỉ. Đôi khi nhân vật có nhiều hơn một câu chuyện đáng lên báo đấy.
KIỂM TRA LẠI: Sau khi bài đăng, hãy gọi cho nhân vật để lắng nghe phản ứng của họ. Bạn sẽ có thể các câu chuyện mới và kĩ năng bằng cách này.
Eric Nalder
Khải Đơn dịch
Reblogged this on Miley Duong and commented:
Just in time
ThíchThích