Một người vô danh trên mạng xã hội mô tả đôi dép tổ ong có chất độc từ Trung Quốc có thể làm hỏng chân.
Một “ai đó” kể vu vơ rằng đi xe đạp thấy có người đi ngang, hình như xịt thuốc mê vào mình nên thấy choáng váng, cảnh báo “các mẹ” đi đường đó cẩn thận coi chừng bị xịt thuốc mê rồi cướp – Trong đây, “mẹ” kể chuyện này ko có bị cướp, tự mẹ ấy thấy choáng váng xong nghĩ thằng chạy ngang muốn cướp.
Một cô gái rảnh, hôm nào đó bịa ra chuyện đi về gần tới chung cư, có người lại gần hỏi đường xong cô nhiệt tình trợ giúp, xong người đó nằng nặc bảo cô là vợ, kéo cô, chửi bới cô bắt về. Cô than phiền xã hội vô tâm quá, cô kêu khóc mà không ai cứu cả, kể cả mấy ông bảo vệ ngoài chung cư. Trong đời thật, cô hổng có bị sao cả, chỉ kể vu vơ vậy thôi. Sau đó có đứa phát hiện ra cô bịa chuyện câu view chơi, cô sợ quá biến mất.
Cụm từ “hình như” được sử dụng triệt để trong thông tin phát tán kiểu này. Ồ, những người phát tin chỉ có chút nhu cầu đùa giỡn, mua vui thôi mà. Đâu có gì nghiêm trọng. Chuyện lem nhem ở đây là những người đọc tin đã bắt đầu hành xử hệt như chính mớ tin đồn đó. Từ việc nhìn màn hình, họ bắt đầu nhìn cuộc đời qua cái màn hình luôn.
Một người bán vé số già ghé bàn mời mua. Họ có thể từ chối và thôi. Nhưng không, họ ngồi bàn tán là bi giờ người bán vé số giả nghèo khổ nhiều lắm, vẽ mặt mày cho bẩn thỉu nè, ăn mặc rách rưới nè, thật ra họ kiếm nhiều tiền lắm nè. Không hiểu sự nghi ngờ nào đã khiến người ta không thể ngừng bàn bán vì một người làm công việc khác mình.
Một em sinh viên từng kể tôi nghe, em leo xuống xe khách, ông bác xe ôm già thấy em vác nhiều hành lý quá. Bác bảo cần bưng phụ không bác bưng vô lề cho. Em lắc đầu, em nạt bác luôn. Nhưng em loay hoay hoài với mấy cái vali mà anh xe khách vừ quẳng xuống. Bác bực bình, bác quát lên: “Tôi không cần cô đi xe, tôi nói tôi bưng dùm vô lề cho khỏi bị tai nạn. Xe ở đây ra vô liên tục!” – Em bị quê vì nghi ngờ một hảo ý. Hôm đó em không đi xe ôm bác, nhưng em về nhà và ân hận suốt 2 năm học, vì em đọc trên mạng người ta bảo những người bu mình ở bến xe chỉ muốn “kiếm chác” hay lừa mình thôi.
Một anh bạn tôi có một lần đi xe máy đi làm về. Anh kể thấy một người mặc áo mưa dắt xe trên con đường trong khu công nghiệp dài cả chục km. Anh chạy lại hỏi người đó cần giúp gì không. Nhìn lại mới thấy là cô gái. Anh hỏi bị xao. Con nhỏ mặt hầm hầm ko thèm trả lời, cứ xăm xăm dắt xe về phía trước. Anh cũng lì, cuối cùng cũng hỏi ra là ẻm hết xăng, mà mặt em nhìn vừa ghê tởm mình, vừa muốn mình tránh xa ra đi. Anh chạy đến cuối đường mua cho 1 bình nước suối đầy xăng, đâu chừng mười mấy ngàn đồng. Khi quay lại cho nàng đổ xăng vô rồi, nàng mới xin lỗi, bảo đọc trên mạng nói đường này hay có mấy tên dâm ô đi theo chọc ghẹo lắm.
Có hôm tôi đi quay một cái tin thời sự với người của đài. Nhân vật mời cả đoàn phim uống nước. Nhà cô nghèo nên bộ ấm chén không đẹp, nhưng cô rửa rất sạch, vì ly sạch trắng bong. Cô mời nước trà nóng cả đoàn không ai thèm uống. Tôi và anh quay phim thấy cô mời nhiệt tình nên uống cho vui. Ra về, cô biên tập viên nói khinh khỉnh: “Nhà nghèo, ai biết tụi nó có bệnh gì, chị là chị không có uống!” – Anh quay phim cười hô hố nói em đi quay phim 6 năm rồi, uống tùm lum mà có bệnh gì đâu.
Nghe vậy thì hiểu, đôi khi những điều ác sinh ra từ mớ cảm giác giả mà người ta sưu tầm được từ sự hồ nghi quá nhiều. Hồ nghi lòng tốt. Hồ nghi sự yếu đuối. Hồ nghi cả những hành vi… không gì cả.
Mà vi diệu nhất là hồ nghi cả người chạy xe ngang qua mặt mình là… xịt thuốc mê mình thì thiệt vô đối!
Khải Đơn
Nhưng có một sự thật là vì xã hội ở mình loạn quá, bất an quá nên người ta mới sinh ra nghi ngờ lẫn nhau, và tin vào những lời đồn tưởng chừng như rất vô lý. Thế nên đau lòng nhất là khi đọc những tin ở báo viết về người nọ giúp người kia cái gì, hay anh công an làm được một việc tốt, rồi kết luận kiểu “lòng tốt vẫn còn đâu đây…”. Trong khi thực tế là ở nước ngoài (như châu Âu chẳng hạn), những việc giúp đỡ lẫn nhau người đường là rất nhiều. Tuy nhiên, cũng chỉ ở những tp nhỏ, còn ở các thủ đô như Paris hay Roma, người ta cũng bắt đầu đề phòng nhiều hơn.
Sống nhiều năm ở nước ngoài, em quan sát được một điều thế này: Ở nước ngoài, nếu chẳng may mình cười vu vơ, người đối diện họ tưởng mình cười với họ thì họ sẽ vui vẻ cười lại. Còn ở VN, nhất là với 1 cô gái nhận dc 1 nụ cười như thế từ chàng trai, hiếm có ai cười lại, có khi còn vênh mặt quay đi, lầm bầm chửi “thằng điên”.
ThíchĐã thích bởi 4 người
Reblogged this on QuynhTien's blog.
ThíchThích
Reblogged this on Miley Duong.
ThíchThích