Một tiếng hát qua đời

Lần đầu tiên tôi đến thăm nhà bà Kim Chưởng và ông Lý Hùng là do một bạn đạo diễn trẻ tên Võ Huy Thăng chở đi, ra đến chợ nổi Cái Răng, đi bộ khỏi những cây cầu gỗ gập ghềnh, băng qua vài ba cửa nhà dân xóm chợ nổi, là tới chiếc... Continue Reading →

Ta không cần mặt trời nữa

Tôi cảm niệm về sự hào phóng của mặt trời thật sâu sắc. Mỗi sớm khi tôi đem quần áo vừa giặt ra phơi dưới nắng, rồi chạm vào vải ấm áp khi khô, tôi nhớ ra lời mẹ dặn thuở nào: “khi con phơi đồ dưới nắng, ánh mặt trời sẽ giết hết vi khuẩn, và đồ sẽ thơm thật thơm.” Hít thật sâu mùi vải, đó là ân huệ của sự lành mạnh miễn phí mà thiên nhiên ban tặng tôi mỗi ngày.

Hiểu từ gốc rễ

Con người vẫn không biết loài cây tự tri giác và cảm xúc về thế giới của chúng. Chúng trò chuyện bằng gió, bằng lá cây, bằng mùi hương. Chúng báo với nhau hiểm họa bằng rễ, cảm thấy hạn hán và biết lũ sắp tràn về.

Tất cả những cánh rừng sẽ biến mất…

Loài người là người thợ rừng đói đêm bỏ về thung lũng. Loài người là tôi mất hướng và nước mắt chảy khi nhận ra mình là kẻ không nhà. Loài người là anh lính cứu hoả đen đúa bạc phếch gương mặt hằn lửa đỏ, uể oải chặt những thân cây đang cháy rụi đến cuối cùng gốc rễ.

Khi cúi nhìn người thấp kém

Hôm trước khi đọc các tranh cãi về phân biệt chủng tộc ở Việt Nam, tôi thấy có người bảo "Chuyện này có ở Việt Nam đâu mà đem ra bàn?" - Tôi nghĩ người ấy đã nhầm. Sự kỳ thị và hạ thấp những nhóm người khác biệt với mình về hình thể, màu da, văn hóa không hề ít ở Việt Nam.

Rời khỏi hàng rào

Chuyến đi làm khinh thị dần khép miệng (như vết lở lói bệnh tật ta không dám nhìn), lý giải vì sao người không giống ta, từ cách đơm miếng ăn từng bữa, cách yêu thương đồng loại, cách thù địch giống loài. Những kẻ đi tìm thế giới dần hiểu sự khác biệt là món quà quý báu, mọi biểu hiện đều lấp lánh như nhau làm nên nhân loại mà ta không cách gì hiểu trọn vẹn.

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: