Thức uống của quỷ (3.1): LỜI KHẤN NGUYỆN CỦA NGƯỜI ETHIOPIA

2

CHƯƠNG 3: Những lời khấn nguyện của người Ethiopia

Eele buna nagay nuuklen

Eele buna iijolen haagudatu

Hoormati haagudatu

Waaan haamtu nuura dow

Bokai magr nuken

Garri/ Lời cầu nguyện của người Oromo

Trong một thời gian dài, hạt cafe đã là biểu tượng của quyền lực ở Harrar. Tầng lớp những người trồng cafe, được gọi là Harash, không chỉ khắc sâu vào tên thành phố mà còn bị cấm rời khỏi thành phố vì người ta sợ nghệ thuật canh tác loại cây này sẽ bị mất vĩnh viễn. Người đứng đầu đội quân cận vệ hoàng gia được cấp một mảnh đất trồng cafe nhỏ dựa vào cấp bậc quyền lực của anh ta.

Và tất nhiên, cư dân bản địa rất thờ kính bình cafe, như trong lời kinh cầu ghi ở trên, tạm dịch ra là:

“Bình cafe ban tặng hòa bình, bình cafe khiến lũ trẻ lớn lên làm sự thịnh vượng của chúng con nảy nở xin hãy che chở chúng con khỏi quỷ dữ xin hãy ban cho chúng con mưa và cỏ xanh.”

Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cầu nguyện khi uống tách cafe đầu tiên mỗi sáng sớm. Đó là lời khấn nguyện lặng lẽ, vang lên trong tâm trí ta khi còn đôi chút ủ rũ và mịt mù sau giấc ngủ. Lời cầu nguyện có thể thế này: “Ồ, cốc cafe huyền nhiệm, Hãy đưa tôi đi qua những nơi kẹt xe. Hãy giúp tôi có chỗ đứng trong tàu điện ngầm. Hãy tha thứ cho sếp của con, như người tha thứ cho con, Amen.”

621

Nhưng lời cầu nguyện từ những người dân bộ tộc Garri/Oromo còn nghiêm trang hơn thế, một phần của nghi lễ đó là bun-qalle có ý nghĩa ca ngợi sự phồn thực và cái chết, trong đó, những hạt cafe thế chỗ cho những con bò mập được hiến tế cho Thượng đế. Trong cộng đồng người Garri, hành động xay quả cafe tượng trưng cho sự sát sinh, khi thầy tu cắn đứt quả được ví như cắn đứt đầu của con vật đem hiến tế. Sau nghi thức này, hạt cafe được nấu với bơ và những người già nhai cafe. Nhờ đó sức mạnh tinh thần của họ như dâng cao, họ đọc một lời nguyện ban phước cho buổi lễ và bôi chút bơ có nhuốm hương cafe thiêng liêng lên trán của những tín đồ tham dự. Sau đó hạt cafe được trộn với sữa ngọt, và mọi người cùng uống sữa khi đang đọc những lời kinh cầu.

Có thể toàn bộ mấy thứ tôi đang tò mò này cũng giống với những nghi thức trên. Nhưng ai mà lại đến một cuộc gặp làm ăn mà không có cafe chứ? Cafe như một thứ dầu nhớt cho tri thức, với khả năng “khuếch tán sự giàu có của chúng ta” như lời kinh của người Garri, đã làm ra một bình cafe sẵn sàng cho nhu cầu tiêu thụ của cả ngành kinh doanh quốc tế này. Nếu nhìn theo cách này, một văn phòng công ty thời hiện đại chẳng khác gì một “bộ tộc” cắm lều quanh chiếc bình cafe linh thiêng, và nghi thức bun-qalle chính là một trong những cuộc trò chuyện có cafe đầu tiên của loài người, làm mẫu cho hoạt động xã hội phổ biến nhất này.

Hai dấu ấn quan trọng của nghi thức bun-qalle đã đánh dấu phương thức sử dụng cafe để kích thích tâm trí như một loại ma túy huyền diệu. Đầu tiên, hạt cafe được chiên và sau đó ăn, cách thức này rõ ràng bắt nguồn từ những người lính Oromo nhai viên cafe sống gần Kefa. Người Garri, sống cách đó vài trăm dặm ở miền nam Harrar, cũng có liên hệ với người Oromo và nói cùng một ngôn ngữ. Phần thứ hai của nghi thức, lúc hạt cafe đã ra được thêm vào các bình sữa và được uống, gợi đến thời kỳ tiền Hồi Giáo Islam (năm 600 sau công nguyên) bởi những nhà giả kim thuật người Islam tin rằng uống cafe pha với sữa sẽ bị bệnh phong (một niềm tin bắt nguồn từ khinh bỉ dành cho những người châu Âu uống cafe pha với sữa).

etihiopian-coffee-beans

Một dấu hiệu của lễ hội cực kỳ cổ xưa này là người Garri đã tạo gắn kết nghi thức bun-qalle với vị thần Waaq của bầu trời. Tên của thần nghe có vẻ thô kệch khi ta phát âm, nhưng sự thờ phượng vị thần của bầu trời này được cho là một trong những nghi thức tôn giáo đầu tiên của loài người. Chi tiết liệu người ta có ăn hạt cafe trong nghi thức Waaq cổ xưa hay không vẫn còn là nghi vấn. Chỉ duy nhất một điều rõ ràng mà tôi có thể nói, không còn nghi ngờ gì nữa, người Garri đã tiên phong trong việc nếm hạt cafe yêu thích của cả loài người. Những người cổ xưa đã phát hiện ra đặc tính thần diệu của loại chất kích thích này và thờ kính nó (người bây giờ hay gọi một cách dè bỉu là lạm dụng chất kích thích), có lẽ việc thêm nghi thức nhai hạt cafe vào lễ Waaq cũng đã xuất hiện từ khá sớm.

Trong văn hóa của người Oromo ở miền tây Ethiopia,  ý nghĩ ví hạt cafe như cơ quan sinh dục của người nữ đã dẫn đến việc ra đời một lễ bun-qalle kiểu khác với những nghi thức thể hiện thiên về tình dục và giới tính, bắt đầu bằng một đêm kiêng khem, theo nghiên cứu của nhà nhân chủng học Lambert Bartel cho biết. Người Oromo già Gam –machu Magarsa kể cho Bartel rằng: “Chúng tôi ví việc cắn quả cafe với lần giao hợp đầu tiên trong lễ cưới, khi người đàn ông buộc cô gái mở đùi mình ra và đi sâu vào âm đạo của cô.

2

Sau khi hạt cafe được tách vỏ, nó được đảo với bơ bằng một cái cây gọi là dannaba, một từ dùng để chỉ dương vật.  Một vài người thay cái cây đó bằng một bó cỏ tươi vì cho rằng một cành cây không không thể “truyền lại sự sống” hoặc làm cho hạt sinh sôi. Khi hạt cafe được đảo xong, người ta đọc một lời cầu nguyện cho đến khi hạt cafe tách ra vì sức nóng, tạo ra một tiếng Tass! Sự bung hạt này cũng giống với tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ và tiếng nấc cuối cùng của một người hấp hối. Người ngồi đảo hạt cafe sẽ đọc:

“Ashama, cafe của tôi, bung mở để mang hòa bình tới hãy mở bung miệng hãy ban cho tôi hòa bình hãy giúp tôi tránh xa miệng lưỡi ma quỷ.”

Khi người ta ăn, hạt cafe được gọi là “chết”, ban lời chúc lành cho sự sống và những ý nghĩ mới, đây là một truyền thống rất xa xưa của người Oromo mà ít ai còn nhớ được. Khi lời về hạt cafe đã được đọc, nghi lễ tiếp tục đến những phần đã rõ, như lễ cắt bao quy đầu, cưới xin, kiện đất đai, hoặc để bắt đầu một hành trình nguy hiểm.

Một điểm quan trọng về nghi thức bun-qalle. Người ta đơn giản là đổ cả hạt cafe vào bình sữa, chứ không nghiền hạt ra. Cách pha cafe thực sự, nơi hạt cafe được nghiền nát được thêm vào một chất lỏng trung tính như nước, sẽ phóng thích hoàn toàn tinh chất của hạt cafe, chỉ để dành cho những nghi thức đen tối như ám một lời nguyền hoặc, cũng như nghi lễ sẽ được tổ chức đêm nay,  trừ tà hoặc gọi một linh hồn ma quỷ lên.

Stewart Lee Allen

Khải Đơn dịch

===

Đọc các phần trước tại đây:

>> Thức uống của quỷ (1): Ly cafe đầu tiên
>> Thức uống của quỷ (2.1): MỘT MÙA ĐỊA NGỤC
>> Thức uống của quỷ (2.2): MỘT MÙA ĐỊA NGỤC
>> Thức uống của quỷ (2.3): MỘT MÙA ĐỊA NGỤC
>> Thức uống của quỷ (2.4): MỘT MÙA ĐỊA NGỤC

>> Thức uống của quỷ (2.5): MỘT MÙA ĐỊA NGỤC

2 bình luận về “Thức uống của quỷ (3.1): LỜI KHẤN NGUYỆN CỦA NGƯỜI ETHIOPIA

Add yours

Comment

Blog tại WordPress.com.

Up ↑